Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cảnh báo, các ngân hàng nước này sẽ bị "khai tử" nếu không "dựng rào kín" và phân tách bộ phận bán lẻ với bộ phận đầu tư để tránh nguy cơ phải xin nhà nước cứu trợ trong tương lai.
Trong bối cảnh chính phủ vừa chính thức công bố dự luật nhằm mạnh tay chỉnh sửa khu vực tài chính Anh, ông Osborne khẳng định 2013 là năm mà Anh chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng của mình. Nếu một ngân hàng coi thường luật, cơ quan chức năng và Bộ Tài chính sẽ dùng quyền lực để giải tán. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ là "siêu cảnh sát" quản lý hệ thống tài chính Anh.
Người đứng đầu ngành tài chính Anh nêu bật bốn điểm thay đổi lớn trong dự luật, đó là: một cơ quan giám hộ mới, được trao quyền để giúp các ngân hàng trong vòng an toàn, không "phá" nền kinh tế; một luật mới phân tách các hoạt động trong ngành ngân hàng để bảo vệ người nộp thuế nếu ngân hàng có sai sót; thay đổi toàn bộ văn hoá và nguyên tắc ứng xử của ngân hàng; và trao cho khách hàng vũ khí mạnh nhất, đó là sự lựa chọn.
Chính phủ cũng đã công bố kế hoạch yêu cầu các ngân hàng tới năm 2019 phải thiết lập "hàng rào kín" trong hoạt động, để tránh phải xin cứu trợ từ những người nộp thuế, như trường hợp của các ngân hàng như RBS hay Lloyds.
Theo dự luật này, lần đầu tiên hoạt động bán lẻ và hoạt động đầu tư của ngân hàng được tách bạch. Và việc dựng lên "hàng rào kín" xung quanh ngân hàng bán lẻ để hoạt động chủ chốt này vẫn tiếp tục "sống", thậm chí ngay cả khi ngân hàng sụp đổ. Ông Osborne tỏ ý hy vọng dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, Uỷ ban về các tiêu chuẩn ngân hàng thuộc Quốc hội phàn nàn rằng các đề xuất này chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những điểm mới trong dự luật khiến Bộ trưởng Tài chính Anh "va chạm" với các ngân hàng nước này. Các ngân hàng Anh cho rằng luật này sẽ làm cho London - trung tâm tài chính thế giới - trở nên kém hấp dẫn hơn.
Anthony Browne, Giám đốc điều hành Hiệp hội chủ nhà băng Anh nhận định luật mới sẽ tạo ra thế bất ổn đối với nhà đầu tư, khiến các ngân hàng gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, và rốt cuộc là các ngân hàng sẽ có ít tiền hơn để phục vụ các doanh nghiệp.
Các ngân hàng và doanh nghiệp cần sự ổn định về cơ chế hoạt động để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Trong quý cuối cùng của năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh giảm 0,3% và đứng ở mức 0% tính chung cả năm này./.
Trong bối cảnh chính phủ vừa chính thức công bố dự luật nhằm mạnh tay chỉnh sửa khu vực tài chính Anh, ông Osborne khẳng định 2013 là năm mà Anh chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng của mình. Nếu một ngân hàng coi thường luật, cơ quan chức năng và Bộ Tài chính sẽ dùng quyền lực để giải tán. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ là "siêu cảnh sát" quản lý hệ thống tài chính Anh.
Người đứng đầu ngành tài chính Anh nêu bật bốn điểm thay đổi lớn trong dự luật, đó là: một cơ quan giám hộ mới, được trao quyền để giúp các ngân hàng trong vòng an toàn, không "phá" nền kinh tế; một luật mới phân tách các hoạt động trong ngành ngân hàng để bảo vệ người nộp thuế nếu ngân hàng có sai sót; thay đổi toàn bộ văn hoá và nguyên tắc ứng xử của ngân hàng; và trao cho khách hàng vũ khí mạnh nhất, đó là sự lựa chọn.
Chính phủ cũng đã công bố kế hoạch yêu cầu các ngân hàng tới năm 2019 phải thiết lập "hàng rào kín" trong hoạt động, để tránh phải xin cứu trợ từ những người nộp thuế, như trường hợp của các ngân hàng như RBS hay Lloyds.
Theo dự luật này, lần đầu tiên hoạt động bán lẻ và hoạt động đầu tư của ngân hàng được tách bạch. Và việc dựng lên "hàng rào kín" xung quanh ngân hàng bán lẻ để hoạt động chủ chốt này vẫn tiếp tục "sống", thậm chí ngay cả khi ngân hàng sụp đổ. Ông Osborne tỏ ý hy vọng dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, Uỷ ban về các tiêu chuẩn ngân hàng thuộc Quốc hội phàn nàn rằng các đề xuất này chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những điểm mới trong dự luật khiến Bộ trưởng Tài chính Anh "va chạm" với các ngân hàng nước này. Các ngân hàng Anh cho rằng luật này sẽ làm cho London - trung tâm tài chính thế giới - trở nên kém hấp dẫn hơn.
Anthony Browne, Giám đốc điều hành Hiệp hội chủ nhà băng Anh nhận định luật mới sẽ tạo ra thế bất ổn đối với nhà đầu tư, khiến các ngân hàng gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, và rốt cuộc là các ngân hàng sẽ có ít tiền hơn để phục vụ các doanh nghiệp.
Các ngân hàng và doanh nghiệp cần sự ổn định về cơ chế hoạt động để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Trong quý cuối cùng của năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh giảm 0,3% và đứng ở mức 0% tính chung cả năm này./.
Hương Giang (TTXVN)