Trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia, trong hai ngày 27-28/1, Hội nghị Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC) APEC đã diễn ra.
Hội nghị có sự tham dự của các quan chức cấp cao cơ quan tiêu chuẩn và đo lường quốc gia các nền kinh tế thành viên APEC, tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn của các quốc gia và hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực.
SCSC APEC là một trong những diễn đàn của Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) APEC, có nhiệm vụ hỗ trợ APEC trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. SCSC bao gồm đại diện các cơ quan tiêu chuẩn và đo lường của 21 nền kinh tế thành viên APEC, được tổ chức hai lần một năm.
Hội nghị SCSC APEC đã trao đổi về vấn đề tạo thuận lợi cho thương mại thông qua thực hiện Kế hoạch hành động tập thể (CAP) bao gồm chín lĩnh vực hợp tác, trong đó có liên kết, thực hành các quy định (GPR), công nhận sự đánh giá phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, minh bạch, hợp tác với các cơ quan đặc biệt trong khu vực, hợp tác với APEC, với các diễn đàn của APEC và cải cách SCSC.
Hội nghị đã xác định các lĩnh vực ưu tiên cho việc hợp chuẩn quốc gia với quốc tế, như các thiết bị điện và điện tử, ghi nhãn thực phẩm, các sản phẩm từ cao su, máy móc, các tiêu chuẩn hệ thống quản lý điện và thiết bị điện, đồng thời nhất trí rằng việc thực hiện tốt GPR, nâng cao tính minh bạch, công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đã được các cơ quan, tổ chức khu vực công nhận như PAC, PASC, APMP, APLMF, APLAC, và triển khai thực hiện hệ thống đánh giá hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp mở rộng sự chấp nhận trên thị trường toàn cầu cho APEC.
Hội nghị cũng đã chú trọng đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (TID) trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đo lường, nhằm hỗ trợ các nền kinh tế chậm phát triển hơn, bởi khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển cũng khiến cho hai nhóm này có khoảng cách trong lĩnh vực tiêu chuẩn và năng lực hợp chuẩn.
Với vai trò là nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2013, sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại đảo du lịch Bali, Indonesia đã đề xuất hai dự án về công nhận sự đánh giá phù hợp và thúc đẩy thỏa thuận công nhận đa phương về cấp chứng nhận sản phẩm, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện PAC. Dự kiến, nội dung chi tiết của hai sáng kiến này sẽ được trình bầy và xem xét tại các cuộc họp của SCSC vào tháng Tư và tháng Sáu tới.
Ngoài ra, liên quan đến an toàn thực phẩm, Indonesia còn đề xuất một dự án nâng cao kiến thức và trình độ về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của của khối doanh nghiệp này trong lĩnh vực thực phẩm, và kêu gọi APEC tăng cường tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực giáo dục, nhất là tiêu chuẩn hóa chương trình giáo dục trong các trường đại học./.
Hội nghị có sự tham dự của các quan chức cấp cao cơ quan tiêu chuẩn và đo lường quốc gia các nền kinh tế thành viên APEC, tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn của các quốc gia và hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực.
SCSC APEC là một trong những diễn đàn của Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) APEC, có nhiệm vụ hỗ trợ APEC trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. SCSC bao gồm đại diện các cơ quan tiêu chuẩn và đo lường của 21 nền kinh tế thành viên APEC, được tổ chức hai lần một năm.
Hội nghị SCSC APEC đã trao đổi về vấn đề tạo thuận lợi cho thương mại thông qua thực hiện Kế hoạch hành động tập thể (CAP) bao gồm chín lĩnh vực hợp tác, trong đó có liên kết, thực hành các quy định (GPR), công nhận sự đánh giá phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, minh bạch, hợp tác với các cơ quan đặc biệt trong khu vực, hợp tác với APEC, với các diễn đàn của APEC và cải cách SCSC.
Hội nghị đã xác định các lĩnh vực ưu tiên cho việc hợp chuẩn quốc gia với quốc tế, như các thiết bị điện và điện tử, ghi nhãn thực phẩm, các sản phẩm từ cao su, máy móc, các tiêu chuẩn hệ thống quản lý điện và thiết bị điện, đồng thời nhất trí rằng việc thực hiện tốt GPR, nâng cao tính minh bạch, công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đã được các cơ quan, tổ chức khu vực công nhận như PAC, PASC, APMP, APLMF, APLAC, và triển khai thực hiện hệ thống đánh giá hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp mở rộng sự chấp nhận trên thị trường toàn cầu cho APEC.
Hội nghị cũng đã chú trọng đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (TID) trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đo lường, nhằm hỗ trợ các nền kinh tế chậm phát triển hơn, bởi khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển cũng khiến cho hai nhóm này có khoảng cách trong lĩnh vực tiêu chuẩn và năng lực hợp chuẩn.
Với vai trò là nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2013, sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại đảo du lịch Bali, Indonesia đã đề xuất hai dự án về công nhận sự đánh giá phù hợp và thúc đẩy thỏa thuận công nhận đa phương về cấp chứng nhận sản phẩm, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện PAC. Dự kiến, nội dung chi tiết của hai sáng kiến này sẽ được trình bầy và xem xét tại các cuộc họp của SCSC vào tháng Tư và tháng Sáu tới.
Ngoài ra, liên quan đến an toàn thực phẩm, Indonesia còn đề xuất một dự án nâng cao kiến thức và trình độ về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của của khối doanh nghiệp này trong lĩnh vực thực phẩm, và kêu gọi APEC tăng cường tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực giáo dục, nhất là tiêu chuẩn hóa chương trình giáo dục trong các trường đại học./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)