Tại một sự kiện của Apple cách đây 4 năm, Tony Bennett từng hát bài hát nổi tiếng của ông "Tôi đánh rơi trái tim của mình lại San Francisco" (“I Left My Heart in San Francisco”) như để nhấn mạnh tình yêu cũng như tình cảm đặc biệt mà ông dành cho Apple.
Những buổi lễ giới thiệu sản phẩm mới của Apple luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận và thường được "thổi phồng" lên nhờ những tiếng "wow" (bất ngờ, thán phục) từ giới yêu công nghệ và chuyên gia.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những tiếng nhấn mạnh "wow" lại được thay thế bằng từ "nhàm chán."
Không khó để nhận ra những từ "nhàm chán" tại sự kiện giới thiệu hai chiếc iPad mới nhất của mình hồi đầu tuần qua của "Quả táo cắn dở". Trên các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook, Google+ hay Tumblr, người hâm mộ của Apple đã thể hiện sự thất vọng của mình.
Theo một bài viết trên tờ The New York Times, sự nhàm chán đó không phải đến từ các sản phẩm mà đơn giản nó đến từ các bài diễn thuyết.
Hãy cùng nhìn lại kịch bản của sự kiện vừa qua để thấy rõ điều này.
Đầu tiên, Giám đốc điều hành Tim Cook bước ra với trang phục giản dị (quần jeans và áo sơ mi đen). Ông đưa ra một số thống kê. Sau đó các nhà quản lý khác cầm micro và giới thiệu những phần mềm, sản phẩm mới.
Hay sự xuất hiện của Giám đốc tiếp thị của Apple Phil Schiller để nói về con chip Intel Xeon E5, bộ nhớ cache L3, Turbo Boost hay một số thứ khác mà nhiều người không biết rõ nó là gì.
Tại sao Apple vẫn tổ chức những sự kiện này? Đơn giản vì chúng tạo ra tiếng vang cho những sản phẩm mới của họ. Những bài phát biểu, cuộc diễn thuyết từng tạo nên thương hiệu Steve Jobs, cách ông luyến láy câu chữ, lồng ghép những câu chuyện thú vị hay đưa sản phẩm của Apple lên một tầm cao mới gần như đã không còn xuất hiện dưới thời Tim Cook.
Chắc chắn các sản phẩm của Apple vẫn gây tiếng vang trong thời gian tới nhưng nếu hãng công nghệ của Mỹ đầu tư nhiều hơn vào những bài diễn thuyết để những tiếng "wow" lại xuất hiện thì chắc chắn họ sẽ đón nhận nhiều thành công hơn nữa./.
Những buổi lễ giới thiệu sản phẩm mới của Apple luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận và thường được "thổi phồng" lên nhờ những tiếng "wow" (bất ngờ, thán phục) từ giới yêu công nghệ và chuyên gia.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những tiếng nhấn mạnh "wow" lại được thay thế bằng từ "nhàm chán."
Không khó để nhận ra những từ "nhàm chán" tại sự kiện giới thiệu hai chiếc iPad mới nhất của mình hồi đầu tuần qua của "Quả táo cắn dở". Trên các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook, Google+ hay Tumblr, người hâm mộ của Apple đã thể hiện sự thất vọng của mình.
Theo một bài viết trên tờ The New York Times, sự nhàm chán đó không phải đến từ các sản phẩm mà đơn giản nó đến từ các bài diễn thuyết.
Hãy cùng nhìn lại kịch bản của sự kiện vừa qua để thấy rõ điều này.
Đầu tiên, Giám đốc điều hành Tim Cook bước ra với trang phục giản dị (quần jeans và áo sơ mi đen). Ông đưa ra một số thống kê. Sau đó các nhà quản lý khác cầm micro và giới thiệu những phần mềm, sản phẩm mới.
Hay sự xuất hiện của Giám đốc tiếp thị của Apple Phil Schiller để nói về con chip Intel Xeon E5, bộ nhớ cache L3, Turbo Boost hay một số thứ khác mà nhiều người không biết rõ nó là gì.
Tại sao Apple vẫn tổ chức những sự kiện này? Đơn giản vì chúng tạo ra tiếng vang cho những sản phẩm mới của họ. Những bài phát biểu, cuộc diễn thuyết từng tạo nên thương hiệu Steve Jobs, cách ông luyến láy câu chữ, lồng ghép những câu chuyện thú vị hay đưa sản phẩm của Apple lên một tầm cao mới gần như đã không còn xuất hiện dưới thời Tim Cook.
Chắc chắn các sản phẩm của Apple vẫn gây tiếng vang trong thời gian tới nhưng nếu hãng công nghệ của Mỹ đầu tư nhiều hơn vào những bài diễn thuyết để những tiếng "wow" lại xuất hiện thì chắc chắn họ sẽ đón nhận nhiều thành công hơn nữa./.
Huy Đồng (Vietnam+)