Ngày 19/2, Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Niger, một ngày sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự ở nước này khiến Tổng thống Mamadou Tandja bị phế truất.
Phát biểu sau khi kết thúc phiên họp của Hội đồng hòa bình và an ninh AU, người chủ trì hội nghị Mull Sebujja Katende nêu rõ, AU lên án vụ đảo chính và quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger, đó là đình chỉ mọi hoạt động của Niger với tư cách thành viên AU. AU cũng kêu gọi quốc gia Tây Phi này sớm lập lại hiến pháp.
Trong khi đó, dư luận quốc tế tiếp tục lên án cuộc đảo chính quân sự tại Niger. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 19/2 kêu gọi Niger nhanh chóng tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp ở nước này, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm duy trì quyền lực thông qua các hành động vi hiến.
Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi Niger "nhanh chóng khôi phục dân chủ", trong đó có việc tiến hành các cuộc bầu cử công bằng, minh bạch sau cuộc đảo chính. Đức cũng chỉ trích vụ đảo chính và kêu gọi nối lại tiến trình đối thoại ở Niger.
Raddho, tổ chức giám sát nhân quyền hàng đầu ở châu Phi, kêu gọi Niger thành lập chính phủ chuyển tiếp dân sự và tổ chức bầu cử trong vòng một năm. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Niger tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị thông qua đối thoại.
Trong diễn biến mới nhất, một sĩ quan quân đội giấu tên cho biết Tổng thống Niger vừa bị lật đổ Mamadou Tandja hiện đang bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở thủ đô Niamây và "hiện sức khỏe của ông vẫn tốt".
Ngày 19/2, lực lượng quân sự làm đảo chính lần đầu tiên đã gặp các quan chức cấp cao của các bộ sau khi lực lượng này sa thải toàn bộ nội các của ông Tangia. Cùng ngày, lệnh giới nghiêm đã được dở bỏ và các cửa khẩu biên giới ở Niger đã được mở cửa trở lại./.
Phát biểu sau khi kết thúc phiên họp của Hội đồng hòa bình và an ninh AU, người chủ trì hội nghị Mull Sebujja Katende nêu rõ, AU lên án vụ đảo chính và quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger, đó là đình chỉ mọi hoạt động của Niger với tư cách thành viên AU. AU cũng kêu gọi quốc gia Tây Phi này sớm lập lại hiến pháp.
Trong khi đó, dư luận quốc tế tiếp tục lên án cuộc đảo chính quân sự tại Niger. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 19/2 kêu gọi Niger nhanh chóng tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp ở nước này, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm duy trì quyền lực thông qua các hành động vi hiến.
Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi Niger "nhanh chóng khôi phục dân chủ", trong đó có việc tiến hành các cuộc bầu cử công bằng, minh bạch sau cuộc đảo chính. Đức cũng chỉ trích vụ đảo chính và kêu gọi nối lại tiến trình đối thoại ở Niger.
Raddho, tổ chức giám sát nhân quyền hàng đầu ở châu Phi, kêu gọi Niger thành lập chính phủ chuyển tiếp dân sự và tổ chức bầu cử trong vòng một năm. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Niger tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị thông qua đối thoại.
Trong diễn biến mới nhất, một sĩ quan quân đội giấu tên cho biết Tổng thống Niger vừa bị lật đổ Mamadou Tandja hiện đang bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở thủ đô Niamây và "hiện sức khỏe của ông vẫn tốt".
Ngày 19/2, lực lượng quân sự làm đảo chính lần đầu tiên đã gặp các quan chức cấp cao của các bộ sau khi lực lượng này sa thải toàn bộ nội các của ông Tangia. Cùng ngày, lệnh giới nghiêm đã được dở bỏ và các cửa khẩu biên giới ở Niger đã được mở cửa trở lại./.
(TTXVN/Vietnam+)