Một loại snack đóng gói mang tên “Nucking Futs” mới đây đã được bật đèn xanh để được bày bán tại Australia sau khi các nhà làm luật chấp nhận rằng từ ngữ bậy bạ mà nhãn hiệu ám chỉ là một phần của giao tiếp thường ngày, theo như một thông báo thứ Tư vừa qua.
“Nucking Futs” khi đọc ngược lại sẽ mang ý nghĩa tục, ám chỉ một hành động/sự việc/người điên rồ) Ban đầu, Cục Kiểm tra thương hiệu cho rằng tên thương hiệu là quá thô tục và từ chối đơn đăng kí nhãn hiệu, tờ Melbourne Herald Sun cho biết.
Tuy nhiên các luật sư của công ty chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm trên cho rằng từ ngữ “f*ck” (khi được đọc ngược) trên là một phần của giao tiếp thường ngày tại Australia và vì đó không thể được quy vào hạng mục gây xúc phạm theo luật thương hiệu.
"Chúng tôi đồng ý rằng dù có thể có một số ý kiến chống đối với cái tên 'Nucking Futs,' song đây không thể coi là cơ sở để từ chối đăng ký thương hiệu, bởi đa phần khách hàng hiện nay sẽ không thấy ngỡ ngàng với cái tên này,” theo như một bản biên hộ dài năm trang.
Gần một năm sau khi đơn đăng ký thương hiệu bị từ chối, các nhà cung cấp thương hiệu cuối cùng đã đồng ý cái tên trên với một điều kiện rằng nhà sản xuất không được quảng bá sản phẩm trên đối với trẻ em, tờ Melbourne Herald Sun cho biết.
Các luật sư của công ty nói rằng sản phẩm, vốn là lạc ăn liền, sẽ chỉ được bán trong các quán rượu, câu lạc bộ đêm cùng các tụ điểm giải trí khác./.
“Nucking Futs” khi đọc ngược lại sẽ mang ý nghĩa tục, ám chỉ một hành động/sự việc/người điên rồ) Ban đầu, Cục Kiểm tra thương hiệu cho rằng tên thương hiệu là quá thô tục và từ chối đơn đăng kí nhãn hiệu, tờ Melbourne Herald Sun cho biết.
Tuy nhiên các luật sư của công ty chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm trên cho rằng từ ngữ “f*ck” (khi được đọc ngược) trên là một phần của giao tiếp thường ngày tại Australia và vì đó không thể được quy vào hạng mục gây xúc phạm theo luật thương hiệu.
"Chúng tôi đồng ý rằng dù có thể có một số ý kiến chống đối với cái tên 'Nucking Futs,' song đây không thể coi là cơ sở để từ chối đăng ký thương hiệu, bởi đa phần khách hàng hiện nay sẽ không thấy ngỡ ngàng với cái tên này,” theo như một bản biên hộ dài năm trang.
Gần một năm sau khi đơn đăng ký thương hiệu bị từ chối, các nhà cung cấp thương hiệu cuối cùng đã đồng ý cái tên trên với một điều kiện rằng nhà sản xuất không được quảng bá sản phẩm trên đối với trẻ em, tờ Melbourne Herald Sun cho biết.
Các luật sư của công ty nói rằng sản phẩm, vốn là lạc ăn liền, sẽ chỉ được bán trong các quán rượu, câu lạc bộ đêm cùng các tụ điểm giải trí khác./.
L.Q (Vietnam+)