Chính phủ Liên bang Australia đang gây sức ép đối với chính quyền tiểu bang New South Wales - nơi tập trung đông nhất các trường đại học của nước này, cần áp dụng chính sách giảm giá vé tàu xe cho sinh viên quốc tế.
Hiện nay, New South Wales và Victoria là hai bang duy nhất ở Australia không áp dụng hình thức giảm giá đối với sinh viên quốc tế, mặc dù hai tiểu bang này thu được nhiều lợi nhuận nhất từ ngành giáo dục quốc tế, khoảng hơn 16 tỷ AUD trong tài khóa vừa qua.
Trong đó, New South Wales là tiểu bang duy nhất đạt doanh thu 6 tỷ AUD từ giáo dục, cao hơn đáng kể so với các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác trên cả nước.
Một phát ngôn viên của Bộ trưởng Giáo dục trung học Liên bang Chris Evans, cho biết chính sách của hai tiểu bang này gây nhiều khó khăn cho vấn đề tài chính của sinh viên quốc tế, đồng thời ảnh hưởng đến sự an toàn của nhóm sinh viên này.
Người phát ngôn này nêu rõ: "Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác đều nhận thấy rõ lợi ích của việc áp dụng chính sách giảm giá cước đi lại cho sinh viên quốc tế. Vì vậy tôi hy vọng cả hai tiểu bang New South Wales và Victoria cũng sẽ có những chính sách tương tự."
Phản ứng trước đề nghị của chính phủ liên bang, một người phát ngôn của Bộ Giao thông bang New South Wales cho biết chính quyền bang này đã đầu tư 900 triệu AUD để hỗ trợ chi phí đi lại cho sinh viên, người học nghề, cựu chiến binh, người tàn tật và công nhân nghỉ hưu.
Liên quan đến giáo dục đại học, hiện nhiều trường đại học ở "xứ sở chuột túi" đang phải cắt giảm hàng trăm nhân viên vì số sinh viên nước ngoài giảm mạnh, một trong những nguyên nhân là các hạn chế về tài chính và những thay đổi về luật di trú. Theo đó, số sinh viên đăng ký học sụt giảm đáng kể, so với năm ngoái tỷ lệ sụt giảm gần 10%.
Một số trường đại học ở Australia đã đề nghị Chính phủ nới lỏng các điều kiện nhập cảnh để thu hút thêm sinh viên quốc tế đến nước này học tập./.
Hiện nay, New South Wales và Victoria là hai bang duy nhất ở Australia không áp dụng hình thức giảm giá đối với sinh viên quốc tế, mặc dù hai tiểu bang này thu được nhiều lợi nhuận nhất từ ngành giáo dục quốc tế, khoảng hơn 16 tỷ AUD trong tài khóa vừa qua.
Trong đó, New South Wales là tiểu bang duy nhất đạt doanh thu 6 tỷ AUD từ giáo dục, cao hơn đáng kể so với các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác trên cả nước.
Một phát ngôn viên của Bộ trưởng Giáo dục trung học Liên bang Chris Evans, cho biết chính sách của hai tiểu bang này gây nhiều khó khăn cho vấn đề tài chính của sinh viên quốc tế, đồng thời ảnh hưởng đến sự an toàn của nhóm sinh viên này.
Người phát ngôn này nêu rõ: "Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác đều nhận thấy rõ lợi ích của việc áp dụng chính sách giảm giá cước đi lại cho sinh viên quốc tế. Vì vậy tôi hy vọng cả hai tiểu bang New South Wales và Victoria cũng sẽ có những chính sách tương tự."
Phản ứng trước đề nghị của chính phủ liên bang, một người phát ngôn của Bộ Giao thông bang New South Wales cho biết chính quyền bang này đã đầu tư 900 triệu AUD để hỗ trợ chi phí đi lại cho sinh viên, người học nghề, cựu chiến binh, người tàn tật và công nhân nghỉ hưu.
Liên quan đến giáo dục đại học, hiện nhiều trường đại học ở "xứ sở chuột túi" đang phải cắt giảm hàng trăm nhân viên vì số sinh viên nước ngoài giảm mạnh, một trong những nguyên nhân là các hạn chế về tài chính và những thay đổi về luật di trú. Theo đó, số sinh viên đăng ký học sụt giảm đáng kể, so với năm ngoái tỷ lệ sụt giảm gần 10%.
Một số trường đại học ở Australia đã đề nghị Chính phủ nới lỏng các điều kiện nhập cảnh để thu hút thêm sinh viên quốc tế đến nước này học tập./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)