Chiều ngày 9/8, Trung tâm Giám sát và Điều độ vận hành mạng từ xa của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) chính thức được khai trương.
Theo ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch AVG đây sẽ là một bước tấn công mạnh mẽ vào thị trường truyền hình trả tiền với cam kết sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và là một ưu thế cạnh tranh để AVG hướng tới mục tiêu 3 triệu thuê bao sau 3 năm phát sóng. Vietnam+ xin giới thiệu cuộc trao đổi với vị chủ tịch đầy hoài bão và tham vọng này.
* AVG không phải là cơ quan báo chí
- Ông có thể cho biết đôi chút về AVG, liệu đây có được coi như là một đài truyền hình hay một cơ quan báo chí không khi mà hình thức thì như vậy nhưng AVG lại không được phép hoạt động chức năng như một kênh báo chí?
Ông Phạm Nhật Vũ: Xin nhấn mạnh là AVG thực hiện dự án xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số, AVG làm cả truyền hình số mặt đất (DTT) và truyền hình số vệ tinh (DTH). Chúng tôi có quyền truyền dẫn phát sóng và cũng được phép liên kết xây dựng chương trình. Nhưng AVG không phải là đài truyền hình, vì chúng tôi không phải là cơ quan báo chí.
AVG giống như các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình khác như SCTV, VCTV, VTC, K+… Phần nội dung do AVG xây dựng sẽ được một cơ quan báo chí kiểm soát (ví dụ là Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bình Dương) trước khi phát sóng theo đúng luật pháp của Việt Nam.
AVG là đơn vị tư nhân thứ hai tham gia vào việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số vệ tinh ở Việt Nam. Trước đó là K+ do đối tác nước ngoài liên doanh với VTV, còn AVG là công ty Việt Nam.
Hơn nữa, AVG là đơn vị đầu tiên xây dựng mạng đơn tần (Single Frequency Network - SFN) ở Việt Nam. SFN là cùng một thời điểm, cùng một tần số phát cùng một tín hiệu nội dung ở nhiều điểm phát khác nhau, nên chất lượng tốt hơn. Khả năng nổi bật của đơn tần là có thể bù sóng. Ví dụ, trong 3 trạm phát sóng gần nhau, nếu có một trạm gặp sự cố, thì thông qua NCC có thể kích hoạt tăng công suất ở hai trạm còn lại, giúp cho toàn bộ khu vực phát vẫn đảm bảo. Cũng phải nói thêm là đầu tư cho SFN tốn hơn gấp 2 lần, tuy nhiên lại giúp tiết kiệm một thứ quý giá hơn đó là tần số quốc gia. AVG được cấp 3 tần số 57, 58, 59. Nhờ SFN mà chỉ với 3 tần số này chúng tôi vẫn phủ sóng được toàn quốc.
- Về Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa, ông có thể cho biết nó là cái gì và AVG đầu tư cho nó với số tiền lớn như thế để làm gì?
Ông Phạm Nhật Vũ: NCC (Network Control Center) được thiết kế, xây dựng, lắp đặt trong vòng 6 tháng với tổng chi phí tính đến ngày hôm nay là 52 tỷ đồng. Khi hoàn tất, tổng chi phí cho NCC sẽ lên tới 150 tỷ đồng.
Về kỹ thuật, tôi có thể giải thích thế này, trong truyền hình có 2 thuật ngữ: NOC - Phòng tổng khống chế để kiểm duyệt nội dung và kiểm soát phát sóng. NCC để Hỗ trợ kiểm soát từ xa. Có thể can thiệp để tắt NOC. Đây là một lớp bảo vệ thứ 2, phòng khi NOC có vấn đề gì đó mà chưa kịp điều chỉnh thì NCC có thể hỗ trợ luôn. Điểm này thì ở Việt Nam hiện nay chưa đài phát thanh-truyền hình nào có. Bên cạnh đó NCC có những tính năng khác, ví dụ biết được nhiệt độ tại trạm phát sóng, chất lượng phát sóng, âm thanh của từng kênh để điều chỉnh tức thời.
NCC là công cụ trang bị để chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ mà AVG cung cấp đến các hộ dân. Đã là đơn vị cung cấp dịch vụ thì điểm mấu chốt cần quan tâm là chất lượng dịch vụ mang đến cho người sử dụng phải tốt. Với NCC, AVG chúng tôi đi vào chiều sâu, tức chú trọng khâu hậu mãi.
- Vậy NCC có thể can thiệp vào nội dung được không thưa ông, và để đảm bảo cho "sóng sạch," thì NCC có thể có những kỹ thuật để làm chậm lại giờ phát của một số kênh nào đó?
Ông Phạm Nhật Vũ: Về nguyên lý, NCC ko can thiệp vào nội dung. Chỉ có thể can thiệp vào việc tắt trạm phát sóng trong một trường hợp khẩn cấp. Bước 1 có thể kiểm soát trong vòng 40 kênh. Còn để đảm bảo "sóng sạch" thì thực ra các đơn vị cung cấp kênh đã kiểm soát nội dung rồi. Nhưng với một số kênh nước ngoài, chúng tôi có thể vẫn sẽ làm chậm một lần nữa. Trên thực tế truyền hình thế giới cho thấy về kỹ thuật có thể làm trễ đến 3 giờ đồng hồ, tuy nhiên về mặt tâm lý thì không ai muốn phát sóng chậm cả.
* AVG sẽ chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 10
- Liên quan đến bản quyền, thưa ông, AVG có đảm bảo việc bảo vệ tác quyền sẽ được thực thi tuyệt đối trên kênh phát sóng?
Ông Phạm Nhật Vũ: Xin khẳng định là tất cả các kênh đều có bản quyền. Đây là vấn đề uy tín. Với AVG, chắc chắn câu chuyện bản quyền đã được đặt ra hết sức nghiêm túc, chúng tôi hiện có hơn 10 người nghiên cứu về bản quyền trong đó có 4 người phụ trách về Luật và một trong số đó là luật sư ngoại quốc chuyên về bản quyền. Tại AVG, mảng này được giao anh Thanh Lâm phụ trách. Chúng tôi chủ trương mua tất cả các chương trình của các đài phát thanh-truyền hình. Trong trường hợp có đài nào đó không muốn bán thì chúng tôi sẽ đề nghị ghi rõ là bán với giá là 0 VNĐ.
- Ông có thể tiết lộ về mục tiêu của AVG, đâu là thế mạnh cạnh tranh của các ông khi mà thị trường truyền hình trả tiền đã khá đông các nhà cung cấp có mặt?
Ông Phạm Nhật Vũ: AVG sẽ chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 10 năm nay, sau 1 năm phát sóng thử nghiệm (10/10/2010). Theo chuẩn quốc tế thì cần phải phát sóng thử nghiệm ít nhất 6 tháng để đảm bảo chất lượng dịch vụ, và AVG đã chi hơn 2,5 triệu USD để thuê tiếp sóng phát thử nghiệm từ 10/10 năm ngoái.
AVG tham gia thị trường sau nên cái cốt yếu là cần có sự khác biệt, hoặc hấp dẫn hơn, hoặc rẻ hơn, hoặc chất lượng dịch vụ cao hơn. Ra sau thì cũng có nhiều thuận lợi, trước tiên là cập nhật được công nghệ tốt nhất, có nhiều thời gian quan sát việc kinh doanh của các đàn anh đi trước và rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ những vấn đề mà họ phải đối mặt.
Nguyên tắc của AVG là không đề ra việc cạnh tranh với đơn vị nào, chúng tôi chỉ mong muốn cung cấp cho người xem dịch vụ với chất lượng tốt và giá thuê bao hợp lý. Vì vậy, chúng tôi phấn đấu đưa ra những gói kênh có chất lượng tương đương các nhà cung cấp khác nhưng giá chắc sẽ thấp hơn hoặc giá bằng nhau mà có nội dung tốt hơn. Như vậy cũng có thể coi là giá rẻ.
- Trên thực tế, đơn thuần về công nghệ, rất nhiều nhà cung cấp truyền hình cáp cũng như kỹ thuật số đã gặp trở ngại khi đưa dịch vụ đến một số nơi như là các tòa nhà cao ốc, các khu chung cư... mà ở đó họ chỉ cho phép 1-2 doanh nghiệp độc quyền xây dựng hệ thống cáp cùng với cơ sở hạ tầng tòa nhà và không cho phép lắp chảo thu sóng do yếu tố mỹ quan, vậy AVG sẽ giải bài toán này ra sao?
Ông Phạm Nhật Vũ: Cảm ơn nhà báo đã cho một ý tưởng, có lẽ sau này AVG sẽ phải trả bản quyền về vấn đề này (cười). Với bài toán này, AVG sẽ phát cả sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) và sóng truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH). DTT sẽ là giải pháp tốt nhất và có lẽ là duy nhất cho đến thời điểm này cho những nơi không xem được vệ tinh, hoặc khồng có đường cáp. Với DTT, việc cung cấp được dịch vụ cho những chung cư bị ngăn cản bởi đường cáp, ăngten và set-top box (STB) đều để luôn trong nhà và có thể xem được ngay.
- Vậy còn giá cả cũng như việc chống hàng lậu?
Ông Phạm Nhật Vũ: Giá một STB của AVG là hơn 2 triệu đồng, được chúng tôi đặt hàng từ nhiều nguồn Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha... Chúng tôi cũng đã tính đến công nghệ Multi-room (cũng cấp cho nhiều TV từ một đường đấu nối vào mỗi hộ gia đình) ngay từ khâu đầu tiên khi xây dựng dự án, chắc chắn chúng tôi sẽ cung cấp công nghệ này để với một STB khách hàng có thể xem được vài ba tivi ở các phòng khác nhau với các chương trình khác nhau. Thiết bị STB của AVG còn sẵn sàng để tích hợp các dịch vụ trong tương lai.
Chúng tôi cũng tính đến việc chống làm thiết bị lậu thu sóng của mình ngay từ những ngày đầu tiên và quyết định sử dụng công nghệ chip set pairing (làm cho đầu thu tăng giá thêm 7,5 USD). Hiện nay, nhà cung cấp giải pháp khóa mã cho chúng tôi cam kết sẽ đền 100% nếu công nghệ của họ bị ăn cắp.
* Mục tiêu 3 triệu thuê bao sau 3 năm
- Ông có thể cho biết AVG hướng tới đối tượng khách hàng nào, mục tiêu kinh doanh của AVG là ra sao trong thời gian tới
Ông Phạm Nhật Vũ: Về khách hàng, AVG không loại trừ đối tượng khách hàng nào, có chăng chỉ là những khách hàng không có máy thu hình và những khách hàng "không thích AVG" (cười lớn).
Về kinh doanh, doanh thu của AVG được tính đền từ 2 nguồn là thuê bao và phí truyền dẫn phát sóng. Phí thuê bao có thể tính theo tháng, quý hoặc năm. Có nhiều hình thức để thu phí, sẽ chú trọng cách nào đó mang lại tiện ích cao nhất.
Mục tiêu của chúng tôi đặt ra sau 3 năm có được từ 500.000 thuê bao đến 3 triệu thuê bao. Sở dĩ có khoảng dung sai lớn như vậy vì thực tế là rất khó để hoạch định kế hoạch. K+ có chất lượng dịch vụ tốt, nhưng sau một năm rưỡi triển khai mới chỉ được khoảng 200.000 thuê bao. Do vậy, chúng tôi không áp chỉ tiêu quá tham vọng cho bộ phận kinh doanh. Chúng tôi tập trung vào làm dịch vụ tốt nhất vì thị trường vẫn còn rất lớn (hơn 20 triệu hộ xem truyền hình mà mới chỉ có hơn 2 triệu hộ thuê bao truyền hình trả tiền). Hiện tại Việt Nam có 15% số hộ xem truyền hình trả tiền. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 40-60%.
Cơ hội kinh doanh của truyền hình trả tiền là rất lớn. Tuy nhiên, với tổng đầu tư cho dự án xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình KTS đến nay là gần 1.500 tỷ đồng, nếu tính thêm tiền cho STB thêm khoảng 600 tỷ đồng nữa thì có thể khẳng định là chúng tôi sẽ lỗ lớn trong 3-4 năm đầu tiên. Nhưng từ năm thứ 5 sẽ có lãi.
- Xin cảm ơn ông, và chúc AVG sẽ thành công./.
Theo ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch AVG đây sẽ là một bước tấn công mạnh mẽ vào thị trường truyền hình trả tiền với cam kết sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và là một ưu thế cạnh tranh để AVG hướng tới mục tiêu 3 triệu thuê bao sau 3 năm phát sóng. Vietnam+ xin giới thiệu cuộc trao đổi với vị chủ tịch đầy hoài bão và tham vọng này.
* AVG không phải là cơ quan báo chí
- Ông có thể cho biết đôi chút về AVG, liệu đây có được coi như là một đài truyền hình hay một cơ quan báo chí không khi mà hình thức thì như vậy nhưng AVG lại không được phép hoạt động chức năng như một kênh báo chí?
Ông Phạm Nhật Vũ: Xin nhấn mạnh là AVG thực hiện dự án xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số, AVG làm cả truyền hình số mặt đất (DTT) và truyền hình số vệ tinh (DTH). Chúng tôi có quyền truyền dẫn phát sóng và cũng được phép liên kết xây dựng chương trình. Nhưng AVG không phải là đài truyền hình, vì chúng tôi không phải là cơ quan báo chí.
AVG giống như các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình khác như SCTV, VCTV, VTC, K+… Phần nội dung do AVG xây dựng sẽ được một cơ quan báo chí kiểm soát (ví dụ là Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bình Dương) trước khi phát sóng theo đúng luật pháp của Việt Nam.
AVG là đơn vị tư nhân thứ hai tham gia vào việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số vệ tinh ở Việt Nam. Trước đó là K+ do đối tác nước ngoài liên doanh với VTV, còn AVG là công ty Việt Nam.
Hơn nữa, AVG là đơn vị đầu tiên xây dựng mạng đơn tần (Single Frequency Network - SFN) ở Việt Nam. SFN là cùng một thời điểm, cùng một tần số phát cùng một tín hiệu nội dung ở nhiều điểm phát khác nhau, nên chất lượng tốt hơn. Khả năng nổi bật của đơn tần là có thể bù sóng. Ví dụ, trong 3 trạm phát sóng gần nhau, nếu có một trạm gặp sự cố, thì thông qua NCC có thể kích hoạt tăng công suất ở hai trạm còn lại, giúp cho toàn bộ khu vực phát vẫn đảm bảo. Cũng phải nói thêm là đầu tư cho SFN tốn hơn gấp 2 lần, tuy nhiên lại giúp tiết kiệm một thứ quý giá hơn đó là tần số quốc gia. AVG được cấp 3 tần số 57, 58, 59. Nhờ SFN mà chỉ với 3 tần số này chúng tôi vẫn phủ sóng được toàn quốc.
- Về Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa, ông có thể cho biết nó là cái gì và AVG đầu tư cho nó với số tiền lớn như thế để làm gì?
Ông Phạm Nhật Vũ: NCC (Network Control Center) được thiết kế, xây dựng, lắp đặt trong vòng 6 tháng với tổng chi phí tính đến ngày hôm nay là 52 tỷ đồng. Khi hoàn tất, tổng chi phí cho NCC sẽ lên tới 150 tỷ đồng.
Về kỹ thuật, tôi có thể giải thích thế này, trong truyền hình có 2 thuật ngữ: NOC - Phòng tổng khống chế để kiểm duyệt nội dung và kiểm soát phát sóng. NCC để Hỗ trợ kiểm soát từ xa. Có thể can thiệp để tắt NOC. Đây là một lớp bảo vệ thứ 2, phòng khi NOC có vấn đề gì đó mà chưa kịp điều chỉnh thì NCC có thể hỗ trợ luôn. Điểm này thì ở Việt Nam hiện nay chưa đài phát thanh-truyền hình nào có. Bên cạnh đó NCC có những tính năng khác, ví dụ biết được nhiệt độ tại trạm phát sóng, chất lượng phát sóng, âm thanh của từng kênh để điều chỉnh tức thời.
NCC là công cụ trang bị để chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ mà AVG cung cấp đến các hộ dân. Đã là đơn vị cung cấp dịch vụ thì điểm mấu chốt cần quan tâm là chất lượng dịch vụ mang đến cho người sử dụng phải tốt. Với NCC, AVG chúng tôi đi vào chiều sâu, tức chú trọng khâu hậu mãi.
- Vậy NCC có thể can thiệp vào nội dung được không thưa ông, và để đảm bảo cho "sóng sạch," thì NCC có thể có những kỹ thuật để làm chậm lại giờ phát của một số kênh nào đó?
Ông Phạm Nhật Vũ: Về nguyên lý, NCC ko can thiệp vào nội dung. Chỉ có thể can thiệp vào việc tắt trạm phát sóng trong một trường hợp khẩn cấp. Bước 1 có thể kiểm soát trong vòng 40 kênh. Còn để đảm bảo "sóng sạch" thì thực ra các đơn vị cung cấp kênh đã kiểm soát nội dung rồi. Nhưng với một số kênh nước ngoài, chúng tôi có thể vẫn sẽ làm chậm một lần nữa. Trên thực tế truyền hình thế giới cho thấy về kỹ thuật có thể làm trễ đến 3 giờ đồng hồ, tuy nhiên về mặt tâm lý thì không ai muốn phát sóng chậm cả.
* AVG sẽ chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 10
- Liên quan đến bản quyền, thưa ông, AVG có đảm bảo việc bảo vệ tác quyền sẽ được thực thi tuyệt đối trên kênh phát sóng?
Ông Phạm Nhật Vũ: Xin khẳng định là tất cả các kênh đều có bản quyền. Đây là vấn đề uy tín. Với AVG, chắc chắn câu chuyện bản quyền đã được đặt ra hết sức nghiêm túc, chúng tôi hiện có hơn 10 người nghiên cứu về bản quyền trong đó có 4 người phụ trách về Luật và một trong số đó là luật sư ngoại quốc chuyên về bản quyền. Tại AVG, mảng này được giao anh Thanh Lâm phụ trách. Chúng tôi chủ trương mua tất cả các chương trình của các đài phát thanh-truyền hình. Trong trường hợp có đài nào đó không muốn bán thì chúng tôi sẽ đề nghị ghi rõ là bán với giá là 0 VNĐ.
- Ông có thể tiết lộ về mục tiêu của AVG, đâu là thế mạnh cạnh tranh của các ông khi mà thị trường truyền hình trả tiền đã khá đông các nhà cung cấp có mặt?
Ông Phạm Nhật Vũ: AVG sẽ chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 10 năm nay, sau 1 năm phát sóng thử nghiệm (10/10/2010). Theo chuẩn quốc tế thì cần phải phát sóng thử nghiệm ít nhất 6 tháng để đảm bảo chất lượng dịch vụ, và AVG đã chi hơn 2,5 triệu USD để thuê tiếp sóng phát thử nghiệm từ 10/10 năm ngoái.
AVG tham gia thị trường sau nên cái cốt yếu là cần có sự khác biệt, hoặc hấp dẫn hơn, hoặc rẻ hơn, hoặc chất lượng dịch vụ cao hơn. Ra sau thì cũng có nhiều thuận lợi, trước tiên là cập nhật được công nghệ tốt nhất, có nhiều thời gian quan sát việc kinh doanh của các đàn anh đi trước và rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ những vấn đề mà họ phải đối mặt.
Nguyên tắc của AVG là không đề ra việc cạnh tranh với đơn vị nào, chúng tôi chỉ mong muốn cung cấp cho người xem dịch vụ với chất lượng tốt và giá thuê bao hợp lý. Vì vậy, chúng tôi phấn đấu đưa ra những gói kênh có chất lượng tương đương các nhà cung cấp khác nhưng giá chắc sẽ thấp hơn hoặc giá bằng nhau mà có nội dung tốt hơn. Như vậy cũng có thể coi là giá rẻ.
- Trên thực tế, đơn thuần về công nghệ, rất nhiều nhà cung cấp truyền hình cáp cũng như kỹ thuật số đã gặp trở ngại khi đưa dịch vụ đến một số nơi như là các tòa nhà cao ốc, các khu chung cư... mà ở đó họ chỉ cho phép 1-2 doanh nghiệp độc quyền xây dựng hệ thống cáp cùng với cơ sở hạ tầng tòa nhà và không cho phép lắp chảo thu sóng do yếu tố mỹ quan, vậy AVG sẽ giải bài toán này ra sao?
Ông Phạm Nhật Vũ: Cảm ơn nhà báo đã cho một ý tưởng, có lẽ sau này AVG sẽ phải trả bản quyền về vấn đề này (cười). Với bài toán này, AVG sẽ phát cả sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) và sóng truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH). DTT sẽ là giải pháp tốt nhất và có lẽ là duy nhất cho đến thời điểm này cho những nơi không xem được vệ tinh, hoặc khồng có đường cáp. Với DTT, việc cung cấp được dịch vụ cho những chung cư bị ngăn cản bởi đường cáp, ăngten và set-top box (STB) đều để luôn trong nhà và có thể xem được ngay.
- Vậy còn giá cả cũng như việc chống hàng lậu?
Ông Phạm Nhật Vũ: Giá một STB của AVG là hơn 2 triệu đồng, được chúng tôi đặt hàng từ nhiều nguồn Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha... Chúng tôi cũng đã tính đến công nghệ Multi-room (cũng cấp cho nhiều TV từ một đường đấu nối vào mỗi hộ gia đình) ngay từ khâu đầu tiên khi xây dựng dự án, chắc chắn chúng tôi sẽ cung cấp công nghệ này để với một STB khách hàng có thể xem được vài ba tivi ở các phòng khác nhau với các chương trình khác nhau. Thiết bị STB của AVG còn sẵn sàng để tích hợp các dịch vụ trong tương lai.
Chúng tôi cũng tính đến việc chống làm thiết bị lậu thu sóng của mình ngay từ những ngày đầu tiên và quyết định sử dụng công nghệ chip set pairing (làm cho đầu thu tăng giá thêm 7,5 USD). Hiện nay, nhà cung cấp giải pháp khóa mã cho chúng tôi cam kết sẽ đền 100% nếu công nghệ của họ bị ăn cắp.
* Mục tiêu 3 triệu thuê bao sau 3 năm
- Ông có thể cho biết AVG hướng tới đối tượng khách hàng nào, mục tiêu kinh doanh của AVG là ra sao trong thời gian tới
Ông Phạm Nhật Vũ: Về khách hàng, AVG không loại trừ đối tượng khách hàng nào, có chăng chỉ là những khách hàng không có máy thu hình và những khách hàng "không thích AVG" (cười lớn).
Về kinh doanh, doanh thu của AVG được tính đền từ 2 nguồn là thuê bao và phí truyền dẫn phát sóng. Phí thuê bao có thể tính theo tháng, quý hoặc năm. Có nhiều hình thức để thu phí, sẽ chú trọng cách nào đó mang lại tiện ích cao nhất.
Mục tiêu của chúng tôi đặt ra sau 3 năm có được từ 500.000 thuê bao đến 3 triệu thuê bao. Sở dĩ có khoảng dung sai lớn như vậy vì thực tế là rất khó để hoạch định kế hoạch. K+ có chất lượng dịch vụ tốt, nhưng sau một năm rưỡi triển khai mới chỉ được khoảng 200.000 thuê bao. Do vậy, chúng tôi không áp chỉ tiêu quá tham vọng cho bộ phận kinh doanh. Chúng tôi tập trung vào làm dịch vụ tốt nhất vì thị trường vẫn còn rất lớn (hơn 20 triệu hộ xem truyền hình mà mới chỉ có hơn 2 triệu hộ thuê bao truyền hình trả tiền). Hiện tại Việt Nam có 15% số hộ xem truyền hình trả tiền. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 40-60%.
Cơ hội kinh doanh của truyền hình trả tiền là rất lớn. Tuy nhiên, với tổng đầu tư cho dự án xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình KTS đến nay là gần 1.500 tỷ đồng, nếu tính thêm tiền cho STB thêm khoảng 600 tỷ đồng nữa thì có thể khẳng định là chúng tôi sẽ lỗ lớn trong 3-4 năm đầu tiên. Nhưng từ năm thứ 5 sẽ có lãi.
- Xin cảm ơn ông, và chúc AVG sẽ thành công./.
AVG là viết tắt của Audio Visual Global - Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu, thuộc tập đoàn An Viên. Năm ngoái, AVG đã gây xôn xao dư luận bằng việc mua bản quyền các giải bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức với thời hạn là 20 năm. Ngoài ra, năm ngoái Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có một cuộc họp do Thứ trưởng Nguyễn Danh Thái chủ trì, với sự tham gia của đại diện các liên đoàn thể thao ở VN. Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã yêu cầu các liên đoàn nên hợp tác với AVG trong việc bán bản quyền truyền hình kéo dài 20 năm - Theo Tuổi trẻ. |
(Vietnam+)