Tập đoàn năng lượng quốc doanh Socar của Azerbaijan đang có kế hoạch vay hơn 20 tỷ USD để đầu tư vào các dự án năng lượng trong vòng 5 năm tới, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt sang thị trường châu Âu.
Là một trong số những tập đoàn dầu khí lâu đời nhất trên thế giới, Socar chủ trương xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia châu Âu và có thể đáp ứng việc đa dạng hóa nguồn cung ngoài Nga, nhất là kể từ sau “cuộc chiến khí đốt” giữa Nga và Ukraine xảy ra từng làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho châu Âu hồi năm 2006 và 2009.
Kế hoạch khai thác 16 tỷ m3 khí đốt/năm - trong đó có nguồn khí từ dự án Shah-Deniz II của Socar - để cấp cho thị trường châu Âu sẽ cạnh tranh trực tiếp với dự án Dòng chảy phương Nam do Nga khởi xướng.
Phó Chủ tịch của Socar, ông Suleiman Gasymov cho biết sẽ tiếp cận các ngân hàng nước ngoài cũng như quỹ dầu mỏ quốc doanh của Azerbaijan để có được các khoản đầu tư vào dự án nhà máy lọc dầu trị giá 5 tỷ USD tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổ hợp lọc dầu khí đốt và hóa dầu trị giá 17 tỷ USD, dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Thổ Nhĩ Kỳ (TANAP) trị giá 8 tỷ USD và dự án giàn khoan trên biển Caspian trị giá 4 tỷ USD.
Socar bắt đầu thực hiện từ năm 2013 bốn dự án với tổng kinh phí ước tính 33-35 tỷ USD, trong đó 65% chi phí này sẽ là các khoản tín dụng ngân hàng và 35% còn lại sẽ từ nguồn lực của Azerbaijan, chủ yếu là từ quỹ dầu quốc doanh.
Socar là cổ đông duy nhất của ba dự án trên và nắm quyền kiểm soát dự án TANAP vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan sang Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở châu Âu.
Đường ống dẫn dầu TANAP kéo dài từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Gruzia đến biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu, dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2013. Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Theo kế hoạch, dự án Dòng chảy Phương Nam (dự kiến kéo dài hơn 2.000km tới vùng Đông Bắc Italy) sẽ được xây dựng vào cuối năm 2015. Công ty Keppel của Singapore dự định sẽ đảm trách việc thực hiện dự án giàn khoan trên biển Caspian.
Ông Gasymov cho biết Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Thế giới và một số ngân hàng thương mại nước ngoài đã bày tỏ quan tâm cung cấp tài chính cho dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu mới tại Aliaga ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016./.
Là một trong số những tập đoàn dầu khí lâu đời nhất trên thế giới, Socar chủ trương xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia châu Âu và có thể đáp ứng việc đa dạng hóa nguồn cung ngoài Nga, nhất là kể từ sau “cuộc chiến khí đốt” giữa Nga và Ukraine xảy ra từng làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho châu Âu hồi năm 2006 và 2009.
Kế hoạch khai thác 16 tỷ m3 khí đốt/năm - trong đó có nguồn khí từ dự án Shah-Deniz II của Socar - để cấp cho thị trường châu Âu sẽ cạnh tranh trực tiếp với dự án Dòng chảy phương Nam do Nga khởi xướng.
Phó Chủ tịch của Socar, ông Suleiman Gasymov cho biết sẽ tiếp cận các ngân hàng nước ngoài cũng như quỹ dầu mỏ quốc doanh của Azerbaijan để có được các khoản đầu tư vào dự án nhà máy lọc dầu trị giá 5 tỷ USD tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổ hợp lọc dầu khí đốt và hóa dầu trị giá 17 tỷ USD, dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Thổ Nhĩ Kỳ (TANAP) trị giá 8 tỷ USD và dự án giàn khoan trên biển Caspian trị giá 4 tỷ USD.
Socar bắt đầu thực hiện từ năm 2013 bốn dự án với tổng kinh phí ước tính 33-35 tỷ USD, trong đó 65% chi phí này sẽ là các khoản tín dụng ngân hàng và 35% còn lại sẽ từ nguồn lực của Azerbaijan, chủ yếu là từ quỹ dầu quốc doanh.
Socar là cổ đông duy nhất của ba dự án trên và nắm quyền kiểm soát dự án TANAP vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan sang Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở châu Âu.
Đường ống dẫn dầu TANAP kéo dài từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Gruzia đến biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu, dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2013. Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Theo kế hoạch, dự án Dòng chảy Phương Nam (dự kiến kéo dài hơn 2.000km tới vùng Đông Bắc Italy) sẽ được xây dựng vào cuối năm 2015. Công ty Keppel của Singapore dự định sẽ đảm trách việc thực hiện dự án giàn khoan trên biển Caspian.
Ông Gasymov cho biết Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Thế giới và một số ngân hàng thương mại nước ngoài đã bày tỏ quan tâm cung cấp tài chính cho dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu mới tại Aliaga ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016./.
Thùy Linh (TTXVN)