Ngày 24/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng âm lịch), tại chùa Trúc Lâm Thiền viện, thành phố Villebon sur Yvette, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp, đã diễn ra Lễ cầu an đầu năm và Tết Nguyên tiêu năm 2013, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Phước Đường.
Tham dự buổi lễ có đoàn cán bộ, lãnh đạo đại sứ Quán Việt Nam tại Pháp, do Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng dẫn đầu; lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), các tổ chức hội đoàn, Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam như thương vụ, quân vụ, đại diện báo chí Việt Nam tại Pháp, đông đảo bà con Việt Kiều các thế hệ tại Paris và các vùng lân cận; các cặp vợ chồng Pháp Việt, người Thái, người Lào gốc Việt, cùng các bạn bè Pháp và quốc tế.
Từ nhiều năm nay, Trúc Lâm Thiền viện không chỉ trở thành nơi vãn cảnh của khách du lịch mà còn là nơi cầu an của nhiều thế hệ kiều bào sinh sống, học tập và làm việc ở Pháp.
Vào những ngày đầu Năm mới, bà con Việt kiều thường giữ tục lệ đi chùa lễ Phật. Mọi người chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, xôi, lễ vật và thắp nén nhang thơm bày tỏ sự thành kính với các bậc ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an cho Tổ quốc, sự thành đạt, may mắn cho gia đình và bản thân.
Hoạt động này đã trở thành một nét đẹp truyền thống tâm linh của người Việt xa xứ. Dù ở xa quê hương đến mấy, họ vẫn luôn hướng về quê hương đất nước và không quên gìn giữ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Sau buổi lễ, các phật tử và mọi người tham dự đã được thưởng thức những món ăn chay thuần Việt do nhà Chùa trong không khí giản dị, ấm cúng và sâu đậm tình người nơi xa xứ.
Cùng ngày tại Paris, Hội Người công nhân và lao động Việt Nam tại Pháp đã có một buổi lễ đón Tết Quý Tỵ ấm cúng
Đây không chỉ là hoạt động được tổ chức hàng năm tạo không khí vui tươi ấm áp cho người lao động Việt Nam tại Pháp đón mừng Xuân mới mà còn là nơi gặp gỡ truyền thống giao lưu tình cảm của bà con sau một năm làm việc vất vả.
Đây cũng là dịp để bà con tự nguyện đóng góp tấm lòng hảo tâm của mình cho quê hương xứ sở cũng như cho các hoạt động của Hội mình và của Hội những người Việt Nam tại Pháp.
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng đã gửi lời chúc tốt đẹp, an khang thịnh vượng đến với toàn thể những người lao động Việt Nam tại Pháp. Đại sứ đã nêu bật tầm quan trọng và vai trò của các Hội đoàn trong việc tổ chức Tết Việt Nam tại nước sở tại.
Đại sứ đã thông báo với bà con Việt kiều cùng các đại biểu tham dự những thành tựu nổi bật trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012, đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu lạm phát,… và những khó khăn của đất nước và các đối tác của Việt Nam trong đó có Pháp.
Đại sứ cho biết các hoạt động sôi nổi diễn ra trong năm giao lưu chéo Pháp-Việt và Việt-Pháp, được khởi đầu bằng Tết Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với sự phối hợp của Thị chính thành phố Paris và các hoạt động đối ngoại khác sẽ diễn ra trong năm nay, như chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Pháp vào tháng 3/2013, Bộ trưởng Quốc phóng Pháp sẽ thăm Việt Nam, Tổng thống Pháp F.Hollande về nguyên tắc đã nhận lời sang thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Trước đó, đêm 23/2 tại thành phố Torcy, cách thủ đô Paris khoảng 30km, đã diễn ra Tết của Hội Thân hữu Việt Kiều Ai-Lao tại Pháp. Đây là hoạt động truyền thống của Hội từ hơn 30 năm qua nhằm giúp bà con Việt kiều Lào có dịp gặp gỡ và tăng cường gắn bó cộng đồng người Lào gốc Việt.
Tại buổi lễ, các màn múa lân, các bài hát, điệu múa mừng Xuân, ca ngợi tình đoàn kết Việt-Lào được trình diễn rất sôi động, mang lại không khí đầm ấm và vui tươi cho những người tham dự
Ông Minh Ledarath, Chủ tịch Hội thân hữu Việt kiều Lào tại Pháp, cho biết Hội được thành lập năm 1984, hiện nay Hội có 150 gia đình thành viên. Tất cả các thành viên của Hội ở các thế hệ khác nhau đều biết nói tiếng Việt và dùng tiếng Việt là chủ yếu trong giao tiếp bên cạnh tiếng Pháp. Đây là nét văn hóa đặc biệt mà không phải Hội đoàn nào cũng có được.
Để duy trì việc sử dụng tiếng Việt, tuy Hội chưa tổ chức được các lớp dạy tiếng Việt, nhưng ngay từ những “tế bào” của Hội- là trong các gia đình thành viên bố mẹ ông bà - đều dùng và dạy tiếng Việt với/cho các con cái.
Ông Minh Ledarath cho biết Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để quyên góp ủng hộ trẻ em Việt Nam vì chất độc da cam và người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, Hội tổ chức chuyến du lịch xuyên Việt cho các thành viên của Hội để tăng cường sự đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt-Lào nói chung và các thành viên của hội nói riêng.
Đại sứ Dương Chí Dũng rất hoan nghênh những cố gắng và những đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như của Hội thân hữu Việt kiều Lào tại Pháp đối với đất nước, coi đây chính là nhân tố nội lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của quê hương./.
Tham dự buổi lễ có đoàn cán bộ, lãnh đạo đại sứ Quán Việt Nam tại Pháp, do Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng dẫn đầu; lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), các tổ chức hội đoàn, Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam như thương vụ, quân vụ, đại diện báo chí Việt Nam tại Pháp, đông đảo bà con Việt Kiều các thế hệ tại Paris và các vùng lân cận; các cặp vợ chồng Pháp Việt, người Thái, người Lào gốc Việt, cùng các bạn bè Pháp và quốc tế.
Từ nhiều năm nay, Trúc Lâm Thiền viện không chỉ trở thành nơi vãn cảnh của khách du lịch mà còn là nơi cầu an của nhiều thế hệ kiều bào sinh sống, học tập và làm việc ở Pháp.
Vào những ngày đầu Năm mới, bà con Việt kiều thường giữ tục lệ đi chùa lễ Phật. Mọi người chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, xôi, lễ vật và thắp nén nhang thơm bày tỏ sự thành kính với các bậc ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an cho Tổ quốc, sự thành đạt, may mắn cho gia đình và bản thân.
Hoạt động này đã trở thành một nét đẹp truyền thống tâm linh của người Việt xa xứ. Dù ở xa quê hương đến mấy, họ vẫn luôn hướng về quê hương đất nước và không quên gìn giữ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Sau buổi lễ, các phật tử và mọi người tham dự đã được thưởng thức những món ăn chay thuần Việt do nhà Chùa trong không khí giản dị, ấm cúng và sâu đậm tình người nơi xa xứ.
Cùng ngày tại Paris, Hội Người công nhân và lao động Việt Nam tại Pháp đã có một buổi lễ đón Tết Quý Tỵ ấm cúng
Đây không chỉ là hoạt động được tổ chức hàng năm tạo không khí vui tươi ấm áp cho người lao động Việt Nam tại Pháp đón mừng Xuân mới mà còn là nơi gặp gỡ truyền thống giao lưu tình cảm của bà con sau một năm làm việc vất vả.
Đây cũng là dịp để bà con tự nguyện đóng góp tấm lòng hảo tâm của mình cho quê hương xứ sở cũng như cho các hoạt động của Hội mình và của Hội những người Việt Nam tại Pháp.
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng đã gửi lời chúc tốt đẹp, an khang thịnh vượng đến với toàn thể những người lao động Việt Nam tại Pháp. Đại sứ đã nêu bật tầm quan trọng và vai trò của các Hội đoàn trong việc tổ chức Tết Việt Nam tại nước sở tại.
Đại sứ đã thông báo với bà con Việt kiều cùng các đại biểu tham dự những thành tựu nổi bật trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012, đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu lạm phát,… và những khó khăn của đất nước và các đối tác của Việt Nam trong đó có Pháp.
Đại sứ cho biết các hoạt động sôi nổi diễn ra trong năm giao lưu chéo Pháp-Việt và Việt-Pháp, được khởi đầu bằng Tết Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với sự phối hợp của Thị chính thành phố Paris và các hoạt động đối ngoại khác sẽ diễn ra trong năm nay, như chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Pháp vào tháng 3/2013, Bộ trưởng Quốc phóng Pháp sẽ thăm Việt Nam, Tổng thống Pháp F.Hollande về nguyên tắc đã nhận lời sang thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Trước đó, đêm 23/2 tại thành phố Torcy, cách thủ đô Paris khoảng 30km, đã diễn ra Tết của Hội Thân hữu Việt Kiều Ai-Lao tại Pháp. Đây là hoạt động truyền thống của Hội từ hơn 30 năm qua nhằm giúp bà con Việt kiều Lào có dịp gặp gỡ và tăng cường gắn bó cộng đồng người Lào gốc Việt.
Tại buổi lễ, các màn múa lân, các bài hát, điệu múa mừng Xuân, ca ngợi tình đoàn kết Việt-Lào được trình diễn rất sôi động, mang lại không khí đầm ấm và vui tươi cho những người tham dự
Ông Minh Ledarath, Chủ tịch Hội thân hữu Việt kiều Lào tại Pháp, cho biết Hội được thành lập năm 1984, hiện nay Hội có 150 gia đình thành viên. Tất cả các thành viên của Hội ở các thế hệ khác nhau đều biết nói tiếng Việt và dùng tiếng Việt là chủ yếu trong giao tiếp bên cạnh tiếng Pháp. Đây là nét văn hóa đặc biệt mà không phải Hội đoàn nào cũng có được.
Để duy trì việc sử dụng tiếng Việt, tuy Hội chưa tổ chức được các lớp dạy tiếng Việt, nhưng ngay từ những “tế bào” của Hội- là trong các gia đình thành viên bố mẹ ông bà - đều dùng và dạy tiếng Việt với/cho các con cái.
Ông Minh Ledarath cho biết Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để quyên góp ủng hộ trẻ em Việt Nam vì chất độc da cam và người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, Hội tổ chức chuyến du lịch xuyên Việt cho các thành viên của Hội để tăng cường sự đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt-Lào nói chung và các thành viên của hội nói riêng.
Đại sứ Dương Chí Dũng rất hoan nghênh những cố gắng và những đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như của Hội thân hữu Việt kiều Lào tại Pháp đối với đất nước, coi đây chính là nhân tố nội lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của quê hương./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)