Bước sang năm 2013, Chính phủ sẽ vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên ổn định vĩ mô, lạm phát được kiềm chế mức thấp hợp lý; việc giải quyết được nợ xấu ngân hàng (mà chủ yếu là khơi thông thị trường bất động sản) và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đó là nhận định của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCEIF) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng phát triển kinh tế năm 2013” tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12.
Đánh giá tình hình kinh tế năm 2012, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhận định, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm năm thứ 2 liên tiếp xuống mức 5,2%; các doanh nghiệp đình đốn sản xuất và khó khăn trong tiếp cận vốn, nợ xấu tăng cao; hiệu quả vốn đầu tư chưa được cải thiện nhiều, tiêu dùng giảm sút…
Theo Thứ trưởng để vượt qua những thách thức trên, cần làm tốt công tác dự báo để làm căn cứ xây dựng và điều hành kế hoạch, huy động hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ tốt thời cơ thuận lợi, tập trung cao vào khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục những khó khăn, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra trong năm 2013.
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2013?
Nhận định về kinh tế năm 2013, phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc NCEIF cho rằng, mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn là tiếp tục duy trì và giữ vững thành tích ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012, coi đó là cơ sở đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên giải quyết được dứt điểm nợ xấu trong năm 2013 hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp trong ngắn hạn là khá khó khăn.
Các chuyên gia kinh tế đến từ NCEIF đã đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Theo đó, kịch bản có khả năng xảy ra nhất và cũng là quan điểm của NCEIF đó là tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 5,68%; vốn trên GDP là 30,5%; tăng trưởng xuất khẩu 14,6%. Tại kịch bản này, các chuyên gia cho rằng triển vọng kinh tế thế giới sáng sủa hơn khi nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu không còn là vấn đề lớn; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo dịu bớt; nền kinh tế Mỹ được phục hồi khá, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản gần tương tự như năm 2012, thương mại thế giới tốt hơn năm 2012, luồng vốn FDI vào Việt Nam khả quan hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kịch bản chủ trên, các chuyên gia NCEIF cũng đưa ra cảnh báo về kịch bản xấu hơn với mức tăng trưởng thấp khi GDP của Việt Nam được dự báo chỉ ở mức 5% so với năm 2012, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 29%; tăng trưởng xuất khẩu là 12,8% và nhập siêu trên xuất khẩu là 2,4%. Lý giải về mức dự báo thấp trên, NCEIF cho rằng ở kịch bản này nền kinh tế thế giới không tăng trưởng cao như mong muốn do tình hình nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa tìm được lối thoát, xung đột chính trị ở Trung Đông và chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông, Biển Đông càng trở lên căng thẳng; tăng trưởng kinh tế Nhật chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục giảm; nền kinh tế Mỹ được phục hồi không như mong muốn; xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác chính bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, NCEIF cũng cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn có thể sáng sủa hơn khi nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu được giải quyết cơ bản; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo hứa hẹn được giải quyết; kinh tế thế giới khả quan, thương mại thế giới tăng trưởng khá, Chính phủ có chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu, kịp thời đón bắt xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI và ODA từ Trung Quốc, Ấn Độ sang các nước ASEAN, … khi đó tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,34% trong năm 2013.
Cần thiết duy trì ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
Để kinh tế Việt Nam năm 2013 tăng trưởng đạt mức 5,67% theo như mức dự báo, quan điểm của NCEIF cho rằng, Chính phủ vẫn cần phải duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.
Bà Phó Thị Kim Chi, Phó Trưởng Ban Dự báo, NCEIF cho rằng, năm 2013 vẫn cần có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Lê Tất Phương, Phó Trưởng Ban Tổng hợp, NCEIF nhấn mạnh cần có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu, nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu ngân hàng cần được thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giải quyết một phần vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà quan trong hơn là làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp một cách nghiêm túc có vai trò rất quan trọng, trong đó nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau./.
Đó là nhận định của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCEIF) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng phát triển kinh tế năm 2013” tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12.
Đánh giá tình hình kinh tế năm 2012, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhận định, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm năm thứ 2 liên tiếp xuống mức 5,2%; các doanh nghiệp đình đốn sản xuất và khó khăn trong tiếp cận vốn, nợ xấu tăng cao; hiệu quả vốn đầu tư chưa được cải thiện nhiều, tiêu dùng giảm sút…
Theo Thứ trưởng để vượt qua những thách thức trên, cần làm tốt công tác dự báo để làm căn cứ xây dựng và điều hành kế hoạch, huy động hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ tốt thời cơ thuận lợi, tập trung cao vào khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục những khó khăn, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra trong năm 2013.
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2013?
Nhận định về kinh tế năm 2013, phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc NCEIF cho rằng, mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn là tiếp tục duy trì và giữ vững thành tích ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012, coi đó là cơ sở đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên giải quyết được dứt điểm nợ xấu trong năm 2013 hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp trong ngắn hạn là khá khó khăn.
Các chuyên gia kinh tế đến từ NCEIF đã đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Theo đó, kịch bản có khả năng xảy ra nhất và cũng là quan điểm của NCEIF đó là tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 5,68%; vốn trên GDP là 30,5%; tăng trưởng xuất khẩu 14,6%. Tại kịch bản này, các chuyên gia cho rằng triển vọng kinh tế thế giới sáng sủa hơn khi nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu không còn là vấn đề lớn; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo dịu bớt; nền kinh tế Mỹ được phục hồi khá, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản gần tương tự như năm 2012, thương mại thế giới tốt hơn năm 2012, luồng vốn FDI vào Việt Nam khả quan hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kịch bản chủ trên, các chuyên gia NCEIF cũng đưa ra cảnh báo về kịch bản xấu hơn với mức tăng trưởng thấp khi GDP của Việt Nam được dự báo chỉ ở mức 5% so với năm 2012, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 29%; tăng trưởng xuất khẩu là 12,8% và nhập siêu trên xuất khẩu là 2,4%. Lý giải về mức dự báo thấp trên, NCEIF cho rằng ở kịch bản này nền kinh tế thế giới không tăng trưởng cao như mong muốn do tình hình nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa tìm được lối thoát, xung đột chính trị ở Trung Đông và chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông, Biển Đông càng trở lên căng thẳng; tăng trưởng kinh tế Nhật chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục giảm; nền kinh tế Mỹ được phục hồi không như mong muốn; xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác chính bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, NCEIF cũng cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn có thể sáng sủa hơn khi nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu được giải quyết cơ bản; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo hứa hẹn được giải quyết; kinh tế thế giới khả quan, thương mại thế giới tăng trưởng khá, Chính phủ có chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu, kịp thời đón bắt xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI và ODA từ Trung Quốc, Ấn Độ sang các nước ASEAN, … khi đó tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,34% trong năm 2013.
Cần thiết duy trì ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
Để kinh tế Việt Nam năm 2013 tăng trưởng đạt mức 5,67% theo như mức dự báo, quan điểm của NCEIF cho rằng, Chính phủ vẫn cần phải duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.
Bà Phó Thị Kim Chi, Phó Trưởng Ban Dự báo, NCEIF cho rằng, năm 2013 vẫn cần có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Lê Tất Phương, Phó Trưởng Ban Tổng hợp, NCEIF nhấn mạnh cần có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu, nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu ngân hàng cần được thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giải quyết một phần vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà quan trong hơn là làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp một cách nghiêm túc có vai trò rất quan trọng, trong đó nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau./.
Quốc Huy (TTXVN)