Ba Lan khó có thể gia nhập Khu vực đồng euro (Eurozone) trong những năm tới, do bế tắc trong Quốc hội liên quan đến sửa đổi Hiến pháp.
Ngày 6/7, Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk cho biết nước này không thể gia nhập Khu vực đồng euro nếu không sửa đổi Hiến pháp.
Tuy nhiên, do đảng Pháp luật và Công lý (PiS) đối lập phản đối đồng tiền chung châu Âu, nên Chính phủ không giành được 2/3 đa số phiếu cần thiết trong Quốc hội để thông qua những sửa đổi Hiến pháp cần thiết, mở đường cho việc gia nhập Eurozone.
Theo ông Tusk, cuộc bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo của Ba Lan sẽ diễn ra vào năm 2015, nên tiến trình gia nhập Khu vực đồng euro của nước này có thể sẽ bị kéo dài ít nhất đến năm 2019.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy hầu hết người dân Ba Lan phản đối gia nhập Khu vực đồng euro. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, Jacek Rostowski tuyên bố hồi tháng 4 rằng Ba Lan "không cần phải vội vàng" tham gia Eurozone.
Theo điều khoản trong thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, Ba Lan sẽ tham gia Khu vực đồng euro, nhưng không có thời hạn chót cho việc này.
Thủ tướng Tusk cho biết năm 2008, Chính phủ Ba Lan đã đưa ra mục tiêu gia nhập Eurozone vào năm 2011, nhưng từ đó Warsaw chỉ thông qua được biện pháp "xem xét và chờ đợi" để chuyển đổi đồng duati sang đồng euro.
Nhờ nới lỏng tỷ giá của đồng nội tệ zloty so với đồng euro, Ba Lan - nền kinh tế lớn nhất Trung Âu - là thành viên duy nhất của EU vẫn tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 và cuộc khủng hoảng tại Eurozone hiện nay./.
Ngày 6/7, Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk cho biết nước này không thể gia nhập Khu vực đồng euro nếu không sửa đổi Hiến pháp.
Tuy nhiên, do đảng Pháp luật và Công lý (PiS) đối lập phản đối đồng tiền chung châu Âu, nên Chính phủ không giành được 2/3 đa số phiếu cần thiết trong Quốc hội để thông qua những sửa đổi Hiến pháp cần thiết, mở đường cho việc gia nhập Eurozone.
Theo ông Tusk, cuộc bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo của Ba Lan sẽ diễn ra vào năm 2015, nên tiến trình gia nhập Khu vực đồng euro của nước này có thể sẽ bị kéo dài ít nhất đến năm 2019.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy hầu hết người dân Ba Lan phản đối gia nhập Khu vực đồng euro. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, Jacek Rostowski tuyên bố hồi tháng 4 rằng Ba Lan "không cần phải vội vàng" tham gia Eurozone.
Theo điều khoản trong thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, Ba Lan sẽ tham gia Khu vực đồng euro, nhưng không có thời hạn chót cho việc này.
Thủ tướng Tusk cho biết năm 2008, Chính phủ Ba Lan đã đưa ra mục tiêu gia nhập Eurozone vào năm 2011, nhưng từ đó Warsaw chỉ thông qua được biện pháp "xem xét và chờ đợi" để chuyển đổi đồng duati sang đồng euro.
Nhờ nới lỏng tỷ giá của đồng nội tệ zloty so với đồng euro, Ba Lan - nền kinh tế lớn nhất Trung Âu - là thành viên duy nhất của EU vẫn tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 và cuộc khủng hoảng tại Eurozone hiện nay./.
(TTXVN)