Bà Merkel kêu gọi khôi phục lòng tin giới đầu tư

Sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard Poor's (S&P) hạ mức tín nhiệm của một loạt nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu cần nhanh chóng thực hiện hiệp ước thắt chặt các quy định tài chính và tăng quỹ cứu trợ thường xuyên để lấy lại lòng tin của thị trường.

Phát biểu tại một cuộc họp với các nghị sĩ thuộc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền ở thành phố Kiel - miền Bắc nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho biết quyết định hạ bậc tín nhiệm của S&P đối với 9 trong số 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là không quá bất ngờ. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng quyết định trên là một sự cảnh tỉnh, cho thấy các nước châu Âu còn phải vượt qua một con đường dài để có thể giành lại lòng tin của giới đầu tư.
Ngày 14/1, sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard Poor's (S&P) hạ mức tín nhiệm của một loạt nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu cần nhanh chóng thực hiện hiệp ước thắt chặt các quy định tài chính và tăng quỹ cứu trợ thường xuyên để lấy lại lòng tin của thị trường.

Phát biểu tại một cuộc họp với các nghị sĩ thuộc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền ở thành phố Kiel - miền Bắc nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho biết quyết định hạ bậc tín nhiệm của S&P đối với 9 trong số 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là không quá bất ngờ. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng quyết định trên là một sự cảnh tỉnh, cho thấy các nước châu Âu còn phải vượt qua một con đường dài để có thể giành lại lòng tin của giới đầu tư.

Thủ tướng Đức cũng cho rằng châu Âu đã và đang thực hiện các biện pháp tích cực nhằm ổn định tình hình tài chính tiền tệ và khôi phục tăng trưởng, song thách thức đặt ra là làm sao thực hiện hiệp ước thắt chặt các quy định tài chính một cách nhanh chóng và quyết liệt.

Về Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, Thủ tướng Đức nhấn mạnh việc hạ mức tín nhiệm sẽ không ảnh hưởng đến sự hoạt động của quỹ này, song các nước sẽ phải hoàn thành những giải pháp tăng quy mô của quỹ trong những tháng tới đây.

Theo thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng trước, lãnh đạo các nước EU sẽ nhóm họp vào ngày 30/1 tới để thảo luận về chi tiết của hiệp ước tài chính mới, được xem là "nguyên tắc vàng" nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách với mục tiêu tránh lặp lại khủng hoảng nợ công.

Thứ Sáu, ngày 13/1 vừa qua được coi là một "ngày đen tối" đối với Eurozone khi S&P hạ một điểm tín nhiệm của Pháp, nền kinh tế hàng đầu khu vực, từ AAA xuống AA+; Italy bị hạ 2 điểm xuống còn BBB+, và Tây Ban Nha bị hạ 2 điểm xuống mức A. S&P cũng đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng dài hạn của Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha, Áo, Manta, Slovakia và Slovenia.

S&P cho biết quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng đối với một loạt quốc gia châu Âu phản ánh quan điểm của tổ chức này rằng những sáng kiến chính sách mà các nhà hoạch định chính sách châu Âu áp dụng trong những tuần gần đây không đủ để giải quyết triệt để những căng thẳng mang tính hệ thống đang diễn ra trong Eurozone./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục