Ông Sean Doyle - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh PCA, FTA và cơ chế tài trợ là ba nội dung ưu tiên trong quan hệ EU với Việt Nam trong năm 2011.
Tại cuộc họp báo sáng 11/1 tại Hà Nội, ông Sean Doyle cho biết Hiệp định đối tác và hợp tác EU-Việt Nam (PCA), được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso ký tắt vào tháng 10/2010, sẽ được ký chính thức muộn nhất là vào tháng 4 tới, sau đó là quá trình thông qua và phê chuẩn của Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên EU và các nghị viện châu Âu. Năm 2013, có thể hy vọng toàn bộ hiệp định này sẽ được hoàn tất.
Việc thông qua PCA sẽ tạo ra cơ hội để đối thoại chính trị cũng như trong lĩnh vực khác; giúp phát triển khuôn khổ hiện thời và tăng cường đối thoại và hợp tác giữa EU và Việt Nam; tạo ra một nghị trình hướng tới tương lai và là tác nhân quan trọng phát huy tiềm năng cũng như phản ánh những nhu cầu quan tâm của cả Việt Nam và EU.
PCA bao gồm các vấn đề rộng lớn như an ninh, di cư, nông nghiệp và công nghệ.
Cùng với việc thông qua PCA, EU và Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Việc đàm phán sẽ được tiến hành sớm nhất có thể trong năm 2011 khi việc chuẩn bị kỹ thuật hoàn tất.
Ông Sean Doyle khẳng định hiệp định FTA EU-Việt Nam sẽ giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường châu Âu, có khả năng giảm thuế cho các mặt hàng của Việt Nam vào EU.
Bên cạnh đó, FTA sẽ giúp giải quyết các vấn đề về thuế, chống bán phá giá cho giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu. FTA cũng giúp tăng cường các ngành dịch vụ, giúp Việt Nam trở nên địa điểm hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài bởi FTA là một minh chứng về một nền kinh tế hoạt động minh bạch, cạnh tranh và tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với các khu vực và quốc gia khác.
Nội dung thứ 3 mà EU tập trung triển khai trong năm 2011 chính là nghiên cứu một cơ chế tài trợ hiện đại, phù hợp hơn với Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thay vì nhóm nước nghèo.
Cơ chế tài trợ hiện thời của EU với Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2013. Gần đây, EU đã công bố “sách Xanh” về chính sách phát triển của Liên minh châu Âu với Việt Nam và một số quốc gia khác.
Ông Sean Doyle cũng khẳng định Việt Nam là nước sử dụng nguồn tài trợ, hỗ trợ chính thức ODA khá hiệu quả. EU mong muốn thảo luận với Việt Nam để tìm hiểu kinh nghiệm của Việt Nam, để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi họp báo, ông László Vizi - Đại sứ Hungary tại Việt Nam đồng thời là Chủ tịch luân phiên “nội khối” các cuộc họp Bộ trưởng EU trong vòng sáu tháng đầu năm 2011 (trừ các Bộ trưởng ngoại giao) cũng đã thông báo về những thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, ngoại giao của EU; những thách thức với EU trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong nhiệm kỳ của Hungary, các ưu tiên đặt ra trong quan hệ với châu Á và Việt Nam gồm việc làm, tăng trưởng và sự hội nhập của xã hội. Phương châm của Hungary là “chỉ có tăng trưởng về kinh tế mới tạo ra được việc làm.”
EU hiện là đối tác tài trợ phát triển không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn thứ hai của Việt Nam và là đối tác có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện lớn nhất tại Việt Nam.
Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt gần 12 tỷ USD, tăng gần 16% so với năm 2009. FDI của EU vào Việt Nam cũng đã tăng gấp 6 lần trong năm 2010./.
Tại cuộc họp báo sáng 11/1 tại Hà Nội, ông Sean Doyle cho biết Hiệp định đối tác và hợp tác EU-Việt Nam (PCA), được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso ký tắt vào tháng 10/2010, sẽ được ký chính thức muộn nhất là vào tháng 4 tới, sau đó là quá trình thông qua và phê chuẩn của Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên EU và các nghị viện châu Âu. Năm 2013, có thể hy vọng toàn bộ hiệp định này sẽ được hoàn tất.
Việc thông qua PCA sẽ tạo ra cơ hội để đối thoại chính trị cũng như trong lĩnh vực khác; giúp phát triển khuôn khổ hiện thời và tăng cường đối thoại và hợp tác giữa EU và Việt Nam; tạo ra một nghị trình hướng tới tương lai và là tác nhân quan trọng phát huy tiềm năng cũng như phản ánh những nhu cầu quan tâm của cả Việt Nam và EU.
PCA bao gồm các vấn đề rộng lớn như an ninh, di cư, nông nghiệp và công nghệ.
Cùng với việc thông qua PCA, EU và Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Việc đàm phán sẽ được tiến hành sớm nhất có thể trong năm 2011 khi việc chuẩn bị kỹ thuật hoàn tất.
Ông Sean Doyle khẳng định hiệp định FTA EU-Việt Nam sẽ giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường châu Âu, có khả năng giảm thuế cho các mặt hàng của Việt Nam vào EU.
Bên cạnh đó, FTA sẽ giúp giải quyết các vấn đề về thuế, chống bán phá giá cho giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu. FTA cũng giúp tăng cường các ngành dịch vụ, giúp Việt Nam trở nên địa điểm hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài bởi FTA là một minh chứng về một nền kinh tế hoạt động minh bạch, cạnh tranh và tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với các khu vực và quốc gia khác.
Nội dung thứ 3 mà EU tập trung triển khai trong năm 2011 chính là nghiên cứu một cơ chế tài trợ hiện đại, phù hợp hơn với Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thay vì nhóm nước nghèo.
Cơ chế tài trợ hiện thời của EU với Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2013. Gần đây, EU đã công bố “sách Xanh” về chính sách phát triển của Liên minh châu Âu với Việt Nam và một số quốc gia khác.
Ông Sean Doyle cũng khẳng định Việt Nam là nước sử dụng nguồn tài trợ, hỗ trợ chính thức ODA khá hiệu quả. EU mong muốn thảo luận với Việt Nam để tìm hiểu kinh nghiệm của Việt Nam, để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi họp báo, ông László Vizi - Đại sứ Hungary tại Việt Nam đồng thời là Chủ tịch luân phiên “nội khối” các cuộc họp Bộ trưởng EU trong vòng sáu tháng đầu năm 2011 (trừ các Bộ trưởng ngoại giao) cũng đã thông báo về những thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, ngoại giao của EU; những thách thức với EU trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong nhiệm kỳ của Hungary, các ưu tiên đặt ra trong quan hệ với châu Á và Việt Nam gồm việc làm, tăng trưởng và sự hội nhập của xã hội. Phương châm của Hungary là “chỉ có tăng trưởng về kinh tế mới tạo ra được việc làm.”
EU hiện là đối tác tài trợ phát triển không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn thứ hai của Việt Nam và là đối tác có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện lớn nhất tại Việt Nam.
Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt gần 12 tỷ USD, tăng gần 16% so với năm 2009. FDI của EU vào Việt Nam cũng đã tăng gấp 6 lần trong năm 2010./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)