Bộ Khoa học và Công nghệ tối ngày 8/4 thông báo, gần đây có một số thông tin trên Internet nói rằng “mây phóng xạ từ Nhật Bản đã vào Việt Nam với mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng sức khỏe con người” là tin đồn thất thiệt.
Để minh chứng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra những thông số phóng xạ đã quan trắc được. Theo đó, về cơ bản, phóng xạ đã được ghi nhận được ở hầu hết các khu vực của Bắc Bán cầu và một số ở Nam Bán cầu.
Tại Việt Nam, các trạm quan trắc cũng đã ghi nhận được phóng xạ từ sự cố Fukushima I, tuy nhiên mức độ rất thấp - khoảng vài chục µBq/m3 (10 mũ-6 Bq/m3) đối với 2 đồng vị chủ yếu là I-131 và Cs-137. Trong khi đó giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3 đối với Cs-137.
Trong trường hợp xấu nhất, đám mây phóng xạ mạnh gần nhất hiện nay (màu xanh dương) bao phủ lên lãnh thổ Việt Nam [được dự báo vào ngày 10-11/4-PV] thì mức phóng xạ sẽ tăng đến mức gấp 100 lần so với mức đã phát hiện được.
"Khi đó nồng độ phóng xạ quan trắc được cũng sẽ chỉ là vài ngàn µBq/m3, tức là cũng vẫn thấp hơn hàng ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam," thông báo nói rõ.
Trước đó, có một số tin nhắn phát tán qua chat và email đưa lời Giáo sư Phạm Duy Hiển, một chuyên gia về hạt nhân cho rằng "mây phóng xạ đã vào Việt Nam và ở mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người."
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Giáo sư Phạm Duy Hiển đã bác bỏ thông tin trên và cho rằng có người mạo danh ông./.
Để minh chứng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra những thông số phóng xạ đã quan trắc được. Theo đó, về cơ bản, phóng xạ đã được ghi nhận được ở hầu hết các khu vực của Bắc Bán cầu và một số ở Nam Bán cầu.
Tại Việt Nam, các trạm quan trắc cũng đã ghi nhận được phóng xạ từ sự cố Fukushima I, tuy nhiên mức độ rất thấp - khoảng vài chục µBq/m3 (10 mũ-6 Bq/m3) đối với 2 đồng vị chủ yếu là I-131 và Cs-137. Trong khi đó giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3 đối với Cs-137.
Trong trường hợp xấu nhất, đám mây phóng xạ mạnh gần nhất hiện nay (màu xanh dương) bao phủ lên lãnh thổ Việt Nam [được dự báo vào ngày 10-11/4-PV] thì mức phóng xạ sẽ tăng đến mức gấp 100 lần so với mức đã phát hiện được.
"Khi đó nồng độ phóng xạ quan trắc được cũng sẽ chỉ là vài ngàn µBq/m3, tức là cũng vẫn thấp hơn hàng ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam," thông báo nói rõ.
Trước đó, có một số tin nhắn phát tán qua chat và email đưa lời Giáo sư Phạm Duy Hiển, một chuyên gia về hạt nhân cho rằng "mây phóng xạ đã vào Việt Nam và ở mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người."
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Giáo sư Phạm Duy Hiển đã bác bỏ thông tin trên và cho rằng có người mạo danh ông./.
Cũng trong tối 8/4, Viện Năng lượng nguyên tử cho hay, họ đã tiến hành phân tích một số mẫu nước biển của Việt Nam nhưng chưa phát hiện thấy các đồng vị phóng xạ có nguồn gốc từ sự cố Fukushima I. Các giá trị đo tại trạm quan trắc thuộc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày hôm nay so với ngày 7/4/2011. |
Vũ Huy Hùng (Vietnam+)