Từ nay đến năm 2015, tỉnh Bắc Giang phấn đấu mỗi năm toàn tỉnh tăng từ 2-3% trở lên số hộ nông dân khá, giàu theo tiêu chí mới; hàng năm có từ 60% trở lên số hộ nông dân đăng ký và từ 50% trở lên trong số này đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi bốn cấp.
Năm 2011, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 113.100 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Từ năm 2007 đến nay, số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi 4 cấp ở tỉnh đã tăng bình quân 9,73% mỗi năm.
Các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của nông dân Bắc Giang khá phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực. Tiêu biểu là mô hình sản xuất nông lâm kết hợp và trồng cây ăn quả lâu năm ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, với điển hình nông dân sản xuất giỏi như ông Bùi Đức Long (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm từ trồng cam đường canh, ông Lục Văn Tôn (xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn) thu nhập 300 triệu đồng/năm từ mô hình trồng vải thiều kết hợp trồng chanh, gừng...
Với mô hình trồng cây hàng năm, hội viên nông dân Bắc Giang đã đưa nhiều giống cây mới vào trồng cho thu nhập cao và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam.
Các hộ tiêu biểu như hộ ông Lưu Trọng Khánh (xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên) luân canh các cây trồng trên diện tích 6,5 ha, thu tiền lãi trên 300 triệu đồng/năm; hộ ông Nguyễn Văn Hạt (xã Bích Sơn, huyện Việt Yên) đấu thầu 11,4 ha để trồng lúa và hoa màu, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm...
Nhiều hộ nông dân khác trong tỉnh cũng đã phát triển khá mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung tại một số huyện như Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, tiêu biểu là mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Được (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà đồi của bà Phan Thị Hạnh (xã Tam Tiến, huyện Yên Thế) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm...
Tỉnh Bắc Giang còn phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi thủy sản tập trung ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang; trong đó nhiều hộ nông dân đã giàu lên nhờ mô hình này như hộ ông Đinh Văn Hoằng (xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang) có 5.000m2 ao nuôi ba ba cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng; hộ ông Luyện Huy Đại (xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng) có 8ha hồ thả cá cho thu nhập 120 triệu đồng/năm...
Mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp của nông dân cũng khá phổ biến ở tỉnh Bắc Giang, với các mô hình tiêu biểu cho thu nhập cao là mô hình nuôi cá-lợn thịt-vịt đẻ trứng của ông Chu Thanh Niêm (xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng) đạt lợi nhuận trên 150 triệu đồng mỗi năm; mô hình trang trại VAC từ cải tạo 4ha đầm ao bỏ hoang của ông Nguyễn Văn Báo (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn) cho thu nhập 500 triệu đồng/năm...
Để phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng phát huy hiệu quả trong những năm tới, các cấp hội nông dân tỉnh Bắc Giang đã chú ý tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; gắn phong trào với đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội Nông dân các cấp.../
Năm 2011, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 113.100 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Từ năm 2007 đến nay, số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi 4 cấp ở tỉnh đã tăng bình quân 9,73% mỗi năm.
Các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của nông dân Bắc Giang khá phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực. Tiêu biểu là mô hình sản xuất nông lâm kết hợp và trồng cây ăn quả lâu năm ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, với điển hình nông dân sản xuất giỏi như ông Bùi Đức Long (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm từ trồng cam đường canh, ông Lục Văn Tôn (xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn) thu nhập 300 triệu đồng/năm từ mô hình trồng vải thiều kết hợp trồng chanh, gừng...
Với mô hình trồng cây hàng năm, hội viên nông dân Bắc Giang đã đưa nhiều giống cây mới vào trồng cho thu nhập cao và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam.
Các hộ tiêu biểu như hộ ông Lưu Trọng Khánh (xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên) luân canh các cây trồng trên diện tích 6,5 ha, thu tiền lãi trên 300 triệu đồng/năm; hộ ông Nguyễn Văn Hạt (xã Bích Sơn, huyện Việt Yên) đấu thầu 11,4 ha để trồng lúa và hoa màu, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm...
Nhiều hộ nông dân khác trong tỉnh cũng đã phát triển khá mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung tại một số huyện như Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, tiêu biểu là mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Được (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà đồi của bà Phan Thị Hạnh (xã Tam Tiến, huyện Yên Thế) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm...
Tỉnh Bắc Giang còn phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi thủy sản tập trung ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang; trong đó nhiều hộ nông dân đã giàu lên nhờ mô hình này như hộ ông Đinh Văn Hoằng (xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang) có 5.000m2 ao nuôi ba ba cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng; hộ ông Luyện Huy Đại (xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng) có 8ha hồ thả cá cho thu nhập 120 triệu đồng/năm...
Mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp của nông dân cũng khá phổ biến ở tỉnh Bắc Giang, với các mô hình tiêu biểu cho thu nhập cao là mô hình nuôi cá-lợn thịt-vịt đẻ trứng của ông Chu Thanh Niêm (xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng) đạt lợi nhuận trên 150 triệu đồng mỗi năm; mô hình trang trại VAC từ cải tạo 4ha đầm ao bỏ hoang của ông Nguyễn Văn Báo (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn) cho thu nhập 500 triệu đồng/năm...
Để phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng phát huy hiệu quả trong những năm tới, các cấp hội nông dân tỉnh Bắc Giang đã chú ý tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; gắn phong trào với đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội Nông dân các cấp.../
Việt Hùng (TTXVN/Vietnam+)