Mỏ vàng Bản Giang thuộc xã Lương Thượng, huyện Na Rì (Bắc Kạn) do Công ty Công ty Cổ phần An Thịnh khai thác đã chính thức đóng cửa và tiến hành hoàn thổ từ tháng 5/2009. Theo phương án hoàn thổ thì tháng 3/2010 công ty này phải bàn giao đất sản xuất cho địa phương.
So với thời gian quy định, đến nay đã chậm mất gần một năm nhưng việc hoàn thổ vẫn chưa xong, trong khi người dân địa phương bức xúc vì sự ngóng chờ ngày được chia lại đất sản xuất của chính họ trước đây bị thu hồi để cấp phép “làm vàng.”
Ông Nguyễn Công Ngự, 67 tuổi ở thôn Bàn Xả, xã Lương Thượng cho biết: Khi quy hoạch đất để cấp mỏ khai thác vàng gia đình ông bị thu hồi khoảng 6.000m2 đất soi bãi - gần hết toàn bộ số đất canh tác của gia đình ông, tiền đến bù gia đình được nhận khoảng hơn 70 triệu, số tiền trên gia đình đã chi tiêu hết cho việc sửa nhà, mua một số vật dụng gia đình.
Theo quy định thì gia đình ông sẽ được nhận lại đất để trồng lúa, trồng ngô khi hoàn thổ khai thác vàng. Giờ đây gia đình ông Ngự mong nhà nước chia lại cho một phần đất thuộc mỏ vàng để tiếp tục trồng ngô, trồng lúa phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, việc hoàn thổ quá chậm làm ông ngao ngán, và không chỉ có gia đình ông.
Trong suốt thời gian gần 4 năm qua, người dân có đất bị thu hồi để cấp mỏ khai thác vàng vẫn trông chờ và hy vọng sau khi khai thác vàng xong, doanh nghiệp sẽ hoàn thổ và giao lại đất sản xuất cho người dân địa phương để sản xuất thế nhưng… chờ mãi mà việc hoàn thổ vẫn chưa xong.
Mỏ vàng Bản Giang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn cấp phép khai thác cho Công ty Cổ phần An Thịnh từ cuối tháng 9/2008. Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1838/GP-UBND ngày 26/9/2008. Theo giấy phép này, Mỏ vàng Bản Giang sẽ được khai thác trong vòng 17 tháng với công suất khai thác là 52.000m3 quặng/năm, tương ứng với khoảng 30kg vàng/năm.
Toàn bộ 11,27ha đất thuộc Mỏ vàng Bản Giang là đất soi bãi trồng lúa, ngô và cây mầu hàng năm của các hộ dân thuộc hai thôn Bản Giang và Bàn Xả, xã Lương Thượng (Na Rì).
Theo phương án khai thác thì hết thời gian khai thác Công ty Cổ phần An Thịnh sẽ hoàn thổ và tạo một lớp đất mặt dày từ 10 đến 15 cm để cải tạo thành đất sản xuất và bàn giao lại cho địa phương.
Tháng 5/2009, sau khi sau khi khai thác được hơn 5ha Công ty Cổ phần An Thịnh đã có đơn xin dừng hoạt động khai thác mỏ với lý do có 2 ha gặp đá ghềnh và 4 ha không có vàng.
Chấp thuận đơn xin dừng khai thác Mỏ vàng Bản Giang của Công ty Cổ phần An Thịnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ra quyết định đóng cửa mỏ, đồng thời yêu cầu Công ty thực hiện hoàn thổ để giao đất sản xuất cho địa phương. Thời gian hoàn thổ và giao lại đất cho địa phương sẽ kết thúc vào tháng 3/2010.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà việc hoàn thổ cứ kéo dài và mới đây đơn vị thực hiện việc hoàn thổ lại có đơn gửi cơ quan chức năng xin kéo dài việc hoàn thổ thêm bốn tháng nữa.
Ông Nguyễn Đình Lai, Phó Phụ trách Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì cho biết, mặc dù đơn vị hoàn thổ đã có đơn xin kéo dài thời gian hoàn thổ với nhiều lý do khác nhau, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trao đổi với ông Phạm Văn Vinh, phụ trách đơn vị thi công hoàn thổ, được biết, đáng lẽ ra tháng 9/2011 mới hết hạn khai thác mỏ, tuy nhiên trong quá trình khai thác thì có hơn 1/2 diện tích mỏ không có vàng nên đơn phải dừng khai thác và kéo theo gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Về thực hiện hoàn thổ, ông Vinh cho biết thêm, đến thời điểm này công ty cũng đã thực hiện san lấp và hoàn thành được khoảng 90% khối lượng, hiện đang cố gắng lấy đất mầu dải mặt và cải tạo thành đất sản xuất.
Tuy vậy, trước nhu cầu chính đáng của người dân về đất sản xuất đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tích cực hơn nữa trong việc đốc thúc Công ty Cổ phần An Thịnh hoàn thành việc hoàn thổ để bàn giao lại đất sản xuất cho địa phương theo phương án đã được phê duyệt khi đơn vị này xin cấp mỏ và xin dừng khai thác mỏ.
Việc chậm hoàn thổ đất canh tác sau khai thác vàng đã diễn ra ở một vài điểm mỏ trước đây và đến nay vẫn tồn tại có phần trách nhiệm không nhỏ của cán bộ chuyên trách cũng như lãnh đạo các cấp của tỉnh Bắc Kạn trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện các cam kết, quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn, gây bức xúc và mất lòng tin trong nhân dân./.
So với thời gian quy định, đến nay đã chậm mất gần một năm nhưng việc hoàn thổ vẫn chưa xong, trong khi người dân địa phương bức xúc vì sự ngóng chờ ngày được chia lại đất sản xuất của chính họ trước đây bị thu hồi để cấp phép “làm vàng.”
Ông Nguyễn Công Ngự, 67 tuổi ở thôn Bàn Xả, xã Lương Thượng cho biết: Khi quy hoạch đất để cấp mỏ khai thác vàng gia đình ông bị thu hồi khoảng 6.000m2 đất soi bãi - gần hết toàn bộ số đất canh tác của gia đình ông, tiền đến bù gia đình được nhận khoảng hơn 70 triệu, số tiền trên gia đình đã chi tiêu hết cho việc sửa nhà, mua một số vật dụng gia đình.
Theo quy định thì gia đình ông sẽ được nhận lại đất để trồng lúa, trồng ngô khi hoàn thổ khai thác vàng. Giờ đây gia đình ông Ngự mong nhà nước chia lại cho một phần đất thuộc mỏ vàng để tiếp tục trồng ngô, trồng lúa phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, việc hoàn thổ quá chậm làm ông ngao ngán, và không chỉ có gia đình ông.
Trong suốt thời gian gần 4 năm qua, người dân có đất bị thu hồi để cấp mỏ khai thác vàng vẫn trông chờ và hy vọng sau khi khai thác vàng xong, doanh nghiệp sẽ hoàn thổ và giao lại đất sản xuất cho người dân địa phương để sản xuất thế nhưng… chờ mãi mà việc hoàn thổ vẫn chưa xong.
Mỏ vàng Bản Giang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn cấp phép khai thác cho Công ty Cổ phần An Thịnh từ cuối tháng 9/2008. Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1838/GP-UBND ngày 26/9/2008. Theo giấy phép này, Mỏ vàng Bản Giang sẽ được khai thác trong vòng 17 tháng với công suất khai thác là 52.000m3 quặng/năm, tương ứng với khoảng 30kg vàng/năm.
Toàn bộ 11,27ha đất thuộc Mỏ vàng Bản Giang là đất soi bãi trồng lúa, ngô và cây mầu hàng năm của các hộ dân thuộc hai thôn Bản Giang và Bàn Xả, xã Lương Thượng (Na Rì).
Theo phương án khai thác thì hết thời gian khai thác Công ty Cổ phần An Thịnh sẽ hoàn thổ và tạo một lớp đất mặt dày từ 10 đến 15 cm để cải tạo thành đất sản xuất và bàn giao lại cho địa phương.
Tháng 5/2009, sau khi sau khi khai thác được hơn 5ha Công ty Cổ phần An Thịnh đã có đơn xin dừng hoạt động khai thác mỏ với lý do có 2 ha gặp đá ghềnh và 4 ha không có vàng.
Chấp thuận đơn xin dừng khai thác Mỏ vàng Bản Giang của Công ty Cổ phần An Thịnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ra quyết định đóng cửa mỏ, đồng thời yêu cầu Công ty thực hiện hoàn thổ để giao đất sản xuất cho địa phương. Thời gian hoàn thổ và giao lại đất cho địa phương sẽ kết thúc vào tháng 3/2010.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà việc hoàn thổ cứ kéo dài và mới đây đơn vị thực hiện việc hoàn thổ lại có đơn gửi cơ quan chức năng xin kéo dài việc hoàn thổ thêm bốn tháng nữa.
Ông Nguyễn Đình Lai, Phó Phụ trách Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì cho biết, mặc dù đơn vị hoàn thổ đã có đơn xin kéo dài thời gian hoàn thổ với nhiều lý do khác nhau, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trao đổi với ông Phạm Văn Vinh, phụ trách đơn vị thi công hoàn thổ, được biết, đáng lẽ ra tháng 9/2011 mới hết hạn khai thác mỏ, tuy nhiên trong quá trình khai thác thì có hơn 1/2 diện tích mỏ không có vàng nên đơn phải dừng khai thác và kéo theo gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Về thực hiện hoàn thổ, ông Vinh cho biết thêm, đến thời điểm này công ty cũng đã thực hiện san lấp và hoàn thành được khoảng 90% khối lượng, hiện đang cố gắng lấy đất mầu dải mặt và cải tạo thành đất sản xuất.
Tuy vậy, trước nhu cầu chính đáng của người dân về đất sản xuất đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tích cực hơn nữa trong việc đốc thúc Công ty Cổ phần An Thịnh hoàn thành việc hoàn thổ để bàn giao lại đất sản xuất cho địa phương theo phương án đã được phê duyệt khi đơn vị này xin cấp mỏ và xin dừng khai thác mỏ.
Việc chậm hoàn thổ đất canh tác sau khai thác vàng đã diễn ra ở một vài điểm mỏ trước đây và đến nay vẫn tồn tại có phần trách nhiệm không nhỏ của cán bộ chuyên trách cũng như lãnh đạo các cấp của tỉnh Bắc Kạn trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện các cam kết, quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn, gây bức xúc và mất lòng tin trong nhân dân./.
L.T (Vietnam+)