Những năm gần đây lượng du khách trong và ngoài nước đến Bạc Liêu ngày một nhiều.
Riêng năm 2012, Bạc Liêu đón hơn 630.000 lượt du khách, trong đó khách quốc tế gần 20.000 người, tổng doanh thu du lịch đạt 600 tỷ đồng, đạt 102% kết hoạch, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Năm qua, Bạc Liêu xác định du lịch là lĩnh vực tiềm năng, mang lại nguồn kinh tế lớn, đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Từ đó, tỉnh tập trung đầu tư quy hoạch, xây mới các điểm, khu du lịch trọng điểm; Ưu tiên các loại hình du lịch sinh thái gắn với đặc thù vùng miền; Du lịch tâm linh tín ngưỡng khai thác đối đa các địa danh, danh lam thắng cảnh, thương hiệu như: Công Tử Bạc Liêu, Cao Văn Lầu, Phật Bà Nam Hải…; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Bạc Liêu; Phối hợp, liên kết tour, tuyến với các công ty, điểm du lịch ngoài tỉnh…
Đặc biệt, gần đây Bạc Liêu mạnh dạn cải tổ lại hệ thống ngành du lịch, trong đó lấy con người, sản phẩm làm “điểm nhấn,” đã từng bước đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách.
Theo định hướng, Bạc Liêu tiếp tục kiện toàn ngành du lịch, với mục tiêu tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch bậc nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Bạc Liêu quy hoạch thành phố Bạc Liêu là thành phố du lịch, với tiêu chí xanh- sạch- đẹp, văn minh, lịch thiệp; Đầu tư các điểm, khu du lịch có thương hiệu như: khu nhà Công Tử Bạc Liêu, khu mộ Cao Văn Lầu, khu du lịch Nhà Mát, khu phật Bà Mẹ Nam Hải, vườn nhãn Bạc Liêu, vườn chim Bạc Liêu, khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Nhà thờ Tấc Sậy./.
Riêng năm 2012, Bạc Liêu đón hơn 630.000 lượt du khách, trong đó khách quốc tế gần 20.000 người, tổng doanh thu du lịch đạt 600 tỷ đồng, đạt 102% kết hoạch, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Năm qua, Bạc Liêu xác định du lịch là lĩnh vực tiềm năng, mang lại nguồn kinh tế lớn, đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Từ đó, tỉnh tập trung đầu tư quy hoạch, xây mới các điểm, khu du lịch trọng điểm; Ưu tiên các loại hình du lịch sinh thái gắn với đặc thù vùng miền; Du lịch tâm linh tín ngưỡng khai thác đối đa các địa danh, danh lam thắng cảnh, thương hiệu như: Công Tử Bạc Liêu, Cao Văn Lầu, Phật Bà Nam Hải…; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Bạc Liêu; Phối hợp, liên kết tour, tuyến với các công ty, điểm du lịch ngoài tỉnh…
Đặc biệt, gần đây Bạc Liêu mạnh dạn cải tổ lại hệ thống ngành du lịch, trong đó lấy con người, sản phẩm làm “điểm nhấn,” đã từng bước đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách.
Theo định hướng, Bạc Liêu tiếp tục kiện toàn ngành du lịch, với mục tiêu tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch bậc nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Bạc Liêu quy hoạch thành phố Bạc Liêu là thành phố du lịch, với tiêu chí xanh- sạch- đẹp, văn minh, lịch thiệp; Đầu tư các điểm, khu du lịch có thương hiệu như: khu nhà Công Tử Bạc Liêu, khu mộ Cao Văn Lầu, khu du lịch Nhà Mát, khu phật Bà Mẹ Nam Hải, vườn nhãn Bạc Liêu, vườn chim Bạc Liêu, khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Nhà thờ Tấc Sậy./.
Huỳnh Sử (TTXVN)