Ngày 18/2 tại Brussels (Bỉ), Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi ra mắt Ban chấp hành mới.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, kiêm Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu, cùng đông đảo những người bạn Bỉ qua các thời kỳ, đại diện của Hội những người Việt Nam tại Bỉ đã tham dự buổi ra mắt ban chấp hành.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng đã cảm ơn những đóng góp quý báu của Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua và mong muốn Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới không chỉ trong lĩnh vực chính trị, văn hóa mà còn trong lĩnh vực kinh tế, môi trường…
Cũng nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng đã thông báo tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong những năm vừa qua trong đó nêu rõ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7%/năm, Việt Nam được coi là một trong số các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại khu vực châu Á.
Đại sứ cũng nhấn mạnh: "Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ không ngừng phát triển kể cả về chiều rộng và chiều sâu, điều này được cụ thể hóa bằng các chuyến thăm cấp cao giữa hai nhà nước, bằng các dự án cụ thể…Những đóng góp của Hội chính là góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đó."
Nhân dịp này, ông Pierre Gréga, tân Chủ tịch Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam cho biết: "Kế thừa những thành quả tốt đẹp trong những năm qua, trong thời gian tới Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam sẽ mở rộng các lĩnh vực hợp tác bên cạnh những lĩnh vực truyền thống, sẽ xây dựng một số dự án ưu tiên về hợp tác về kinh tế, môi trường, hợp tác ba bên giữa Bỉ-Việt Nam-Congo…"
Được thành lập từ tháng 10/1973 , Hội hữu nghị Bỉ-Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đặc biệt những ủng hộ quý báu đối với Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều người trong lãnh đạo Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam đã qua đời hoặc già yếu, đồng thời những hoạt động của Hội đòi hỏi phải có những nội dung mới hơn cho phù hợp với tình hình thực tế, do đó, việc cấu trúc lại Hội, đề ra những dự án hoạt động mới… là những đòi hỏi khách quan./.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, kiêm Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu, cùng đông đảo những người bạn Bỉ qua các thời kỳ, đại diện của Hội những người Việt Nam tại Bỉ đã tham dự buổi ra mắt ban chấp hành.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng đã cảm ơn những đóng góp quý báu của Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua và mong muốn Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới không chỉ trong lĩnh vực chính trị, văn hóa mà còn trong lĩnh vực kinh tế, môi trường…
Cũng nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng đã thông báo tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong những năm vừa qua trong đó nêu rõ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7%/năm, Việt Nam được coi là một trong số các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại khu vực châu Á.
Đại sứ cũng nhấn mạnh: "Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ không ngừng phát triển kể cả về chiều rộng và chiều sâu, điều này được cụ thể hóa bằng các chuyến thăm cấp cao giữa hai nhà nước, bằng các dự án cụ thể…Những đóng góp của Hội chính là góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đó."
Nhân dịp này, ông Pierre Gréga, tân Chủ tịch Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam cho biết: "Kế thừa những thành quả tốt đẹp trong những năm qua, trong thời gian tới Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam sẽ mở rộng các lĩnh vực hợp tác bên cạnh những lĩnh vực truyền thống, sẽ xây dựng một số dự án ưu tiên về hợp tác về kinh tế, môi trường, hợp tác ba bên giữa Bỉ-Việt Nam-Congo…"
Được thành lập từ tháng 10/1973 , Hội hữu nghị Bỉ-Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đặc biệt những ủng hộ quý báu đối với Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều người trong lãnh đạo Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam đã qua đời hoặc già yếu, đồng thời những hoạt động của Hội đòi hỏi phải có những nội dung mới hơn cho phù hợp với tình hình thực tế, do đó, việc cấu trúc lại Hội, đề ra những dự án hoạt động mới… là những đòi hỏi khách quan./.
Đăng Khoa (Vietnam+)