Khó khăn của việc thu phí bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là việc "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" Việc thu được phí tuy quan trọng nhưng không phải là tất cả. Bởi lẽ, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam còn là nơi bảo vệ cho các nhạc sĩ bị xâm phạm bản quyền, thậm chí bị oan khiên vì mang tiếng là đạo nhạc... Phóng viên Vietnam+ đã làm việc với bà Trần Thị Trường-chuyên gia của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để ghi nhận về trường hợp “giải cứu” khỏi nỗi oan đạo nhạc. Đó còn là vi phạm có tính "hệ thống" như trốn nghĩa vụ bản quyền từ các đêm diễn và cả "hướng" vi phạm mới là "đạo" bản phối khí...
Đạo nhạc, đạo lời.... đạo cả phối khí Theo bà Trần Thị Trường, tác giả Nguyễn Văn Chung được các bạn trẻ và nhiều người quan tâm cho rằng anh là tác giả của ca khúc “hot” vào năm 2008. anh cũng là một trong số nhạc sĩ nhận tiền bản quyền tại Trung tâm lên tới gần ba trăm triệu đồng. Vào thời điểm đâu đâu cũng “tiếc cho tôi, tiếc cho người... vầng trăng khóc” thì trên mạng xuất hiện hai ca khúc, một là “Ua Ib Siab Mog” (ca sĩ Paj Huab Lis và Muaj Kôb Lauj) của Thái Lan và một là “Fa Pen Pa Yan” được đón nhận ở Lào và Campuchia có phần giai điệu giống hệt “Vầng trăng khóc.” Nhưng ca khúc “Ua Ib Siab Mog” lại không được thể hiện bằng tiếng Thái Lan mà bằng tiếng H'Mông (trên YouTube). Những nghi ngờ được củng cố khi “Vầng trăng khóc” có chỗ gần với một câu huýt sáo của nhân vật chính, Duke Nukem, trong game Nintendo, (phát hành 1991 và được “tái sinh” vào năm 1996). Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đã chuyển đơn kiện của Nguyễn Văn Chung về Singapore, nơi đặt trụ sở của Liên minh Quốc tế Các Hiệp hội Tác giả nhạc và lời thế giới (CISAC) và Tổ chức bản quyền quyền tác giả âm nhạc của Singapore (COMPASS). Sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã tìm được sự công bằng cho mình. Qua các bước điều tra, xem xét kỹ lưỡng các version và thời điểm xuất hiện các version, “Vầng trăng khóc” trên phần mềm MIS@ASIA (kho dữ liệu tác phẩm và tác giả khu vực Châu Á Thái Bình Dương) Nguyễn Văn Chung đã được công nhận là tác giả chính thức của “Vầng trăng khóc.” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ: “Tôi hài lòng nhất là kết quả chính thức từ vụ kiện bài 'Vầng trăng khóc' của tôi bị sử dụng trái phép, và làm tôi bị nghi ngờ là đạo nhạc. Việc này đã từng khiến tôi rất buồn vì nó xúc phạm đến danh dự của tôi. Bài hát xuất phát từ cảm xúc chân thành, từ mong muốn viết cho bản thân mình, và cho những người tôi yêu thương, nên tôi không thể chịu được khi có ai đó nói tôi đạo của người khác.” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung còn cho biết: "Tôi đã nhận biết rõ ràng việc truy thu tiền bản quyền không đơn giản là 'đi đòi-được trả' như nhiều nhạc sĩ trong đó có tôi đã nghĩ, mà đó là cả một quá trình đấu tranh, một quá trình nâng tầm nhận thức, phổ biến về quyền tác giả-về bảo vệ quyền tác giả." "Vầng trăng khóc" chưa kịp lắng xuống thì mới đây, lại rộn lên sự việc ca sĩ nhạc pop Việt Nam-Trần Thu Hà (Hà Trần) hiện sống tại Mỹ cũng bị "đạo" bản phối khí. Được biết, cô đang làm việc với luật sư của mình để giải quyết vụ kiện đạo nhạc của Rihanna và Coldplay. Vụ kiện được đưa ra sau khi ca khúc “ Princess of China” trong album “Mylo Xyloto” phát hành vào ngày 17/10/2011 bị phát hiện giống ca khúc “Ra ngõ tụng kinh" của cô vào năm 2008. Trang web âm nhạc ATRL là một trong những trang đầu tiên đề cập đến sự trùng hợp. Một thành viên đã chia sẻ bài viết có tựa là “Coldplay và Rihanna đạo nhạc Việt Nam“ với hai clip ca nhạc để so sánh. Theo ca sĩ Hà Trần, hai bài hát có sự tương tự về tâm trạng, nhịp điệu và cách sắp xếp âm nhạc trong phần giới thiệu. Cô không thể tin được rằng Coldplay đã nghe bài hát của mình. Tuy nhiên, Hà Trần giải thích rằng cô đến với phong cách hát này, sử dụng trong nền nhạc của bài hát “ Ra ngõ tụng kinh” là được hòa âm bởi nhạc sĩ Thanh Phương. (diễn biến mới nhất xem box ở dưới) Bà Trần Thị Trường cho biết: "Vụ việc còn đang tiếp tục được xem xét giữa các bên liên quan để đưa ra kết luận rõ ràng sau một thời gian nữa. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc bảo vệ bản quyền âm nhạc ngày càng có nhiều thử thách hơn. Bởi không chỉ đạo nhạc, đạo lời, đạo ý tưởng mà còn đạo cả bản phối khí... Nếu vi phạm bản quyền bản phối khí như nêu trên thì xâm hại nhiều nhất tới quyền nghệ sĩ "trụ" trong bản diễn đã thu âm." ...Và sự "ngang nhiên" vi phạm của nhà tổ chức Theo thông tin từ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm này tiếp tục nhận được khiếu nại của các tác giả về vấn đề bản quyền trong các đêm biểu diễn. Một trong những chương trình vi phạm là “Giọt sương thu.” Chương trình “Giọt sương thu” diễn ra vào 20h00 ngày 19-20/10/2011 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã được quảng bá rộng rãi với giá vé niêm yết từ 600.000-1.600.000 đồng. Song ít ai biết, những người tổ chức chương trình nghệ thuật này cố tình lờ đi trách nhiệm về bản quyền. Được biết, nhà tổ chức “Giọt sương thu” đã đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc-nơi mà các tác giả đã ủy thác quyền, nhưng lại chỉ xin phép và nộp tiền sử dụng cho 3 tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy, còn những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì nhà tổ chức cho biết, lần này họ đã thỏa thuận với gia đình cố nhạc sĩ họ Trịnh. Tuy nhiên, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có thư xác nhận không làm việc trực tiếp với nhà tổ chức này và Trung tâm toàn quyền giải quyết sự việc (đại diện cho gia đình nhạc sĩ về bản quyền). Ngay sau đó, Trung tâm tiếp tục gửi văn bản đến nhà tổ chức của “Giọt sương thu”. Nhưng, họ vẫn không xin phép và trả tiền bản quyền các bài hát nhạc Trịnh được sử dụng trong chương trình. Chương trình “Giọt sương thu” còn có vi phạm khác: Giấy phép cấp có kèm theo danh mục 16 tác phẩm của các tác giả (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Phạm Linh) sẽ được trình diễn, nhưng “Giọt sương thu” đã trình diễn tới 20 tác phẩm. Xuất hiện nhiều bài khác với giấy phép “Có phải em mùa thu Hà Nội” (Quang Lộc), “Hà Nội mùa thu” (Vũ Thanh)… Theo đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, không chỉ “Giọt sương thu” mà những chương trình như “Qua cơn mê”, “Chế Linh 30 năm tái ngộ" cũng đều có xu hướng theo "kịch bản" nêu trên./.
Đạo nhạc, đạo lời.... đạo cả phối khí Theo bà Trần Thị Trường, tác giả Nguyễn Văn Chung được các bạn trẻ và nhiều người quan tâm cho rằng anh là tác giả của ca khúc “hot” vào năm 2008. anh cũng là một trong số nhạc sĩ nhận tiền bản quyền tại Trung tâm lên tới gần ba trăm triệu đồng. Vào thời điểm đâu đâu cũng “tiếc cho tôi, tiếc cho người... vầng trăng khóc” thì trên mạng xuất hiện hai ca khúc, một là “Ua Ib Siab Mog” (ca sĩ Paj Huab Lis và Muaj Kôb Lauj) của Thái Lan và một là “Fa Pen Pa Yan” được đón nhận ở Lào và Campuchia có phần giai điệu giống hệt “Vầng trăng khóc.” Nhưng ca khúc “Ua Ib Siab Mog” lại không được thể hiện bằng tiếng Thái Lan mà bằng tiếng H'Mông (trên YouTube). Những nghi ngờ được củng cố khi “Vầng trăng khóc” có chỗ gần với một câu huýt sáo của nhân vật chính, Duke Nukem, trong game Nintendo, (phát hành 1991 và được “tái sinh” vào năm 1996). Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đã chuyển đơn kiện của Nguyễn Văn Chung về Singapore, nơi đặt trụ sở của Liên minh Quốc tế Các Hiệp hội Tác giả nhạc và lời thế giới (CISAC) và Tổ chức bản quyền quyền tác giả âm nhạc của Singapore (COMPASS). Sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã tìm được sự công bằng cho mình. Qua các bước điều tra, xem xét kỹ lưỡng các version và thời điểm xuất hiện các version, “Vầng trăng khóc” trên phần mềm MIS@ASIA (kho dữ liệu tác phẩm và tác giả khu vực Châu Á Thái Bình Dương) Nguyễn Văn Chung đã được công nhận là tác giả chính thức của “Vầng trăng khóc.” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ: “Tôi hài lòng nhất là kết quả chính thức từ vụ kiện bài 'Vầng trăng khóc' của tôi bị sử dụng trái phép, và làm tôi bị nghi ngờ là đạo nhạc. Việc này đã từng khiến tôi rất buồn vì nó xúc phạm đến danh dự của tôi. Bài hát xuất phát từ cảm xúc chân thành, từ mong muốn viết cho bản thân mình, và cho những người tôi yêu thương, nên tôi không thể chịu được khi có ai đó nói tôi đạo của người khác.” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung còn cho biết: "Tôi đã nhận biết rõ ràng việc truy thu tiền bản quyền không đơn giản là 'đi đòi-được trả' như nhiều nhạc sĩ trong đó có tôi đã nghĩ, mà đó là cả một quá trình đấu tranh, một quá trình nâng tầm nhận thức, phổ biến về quyền tác giả-về bảo vệ quyền tác giả." "Vầng trăng khóc" chưa kịp lắng xuống thì mới đây, lại rộn lên sự việc ca sĩ nhạc pop Việt Nam-Trần Thu Hà (Hà Trần) hiện sống tại Mỹ cũng bị "đạo" bản phối khí. Được biết, cô đang làm việc với luật sư của mình để giải quyết vụ kiện đạo nhạc của Rihanna và Coldplay. Vụ kiện được đưa ra sau khi ca khúc “ Princess of China” trong album “Mylo Xyloto” phát hành vào ngày 17/10/2011 bị phát hiện giống ca khúc “Ra ngõ tụng kinh" của cô vào năm 2008. Trang web âm nhạc ATRL là một trong những trang đầu tiên đề cập đến sự trùng hợp. Một thành viên đã chia sẻ bài viết có tựa là “Coldplay và Rihanna đạo nhạc Việt Nam“ với hai clip ca nhạc để so sánh. Theo ca sĩ Hà Trần, hai bài hát có sự tương tự về tâm trạng, nhịp điệu và cách sắp xếp âm nhạc trong phần giới thiệu. Cô không thể tin được rằng Coldplay đã nghe bài hát của mình. Tuy nhiên, Hà Trần giải thích rằng cô đến với phong cách hát này, sử dụng trong nền nhạc của bài hát “ Ra ngõ tụng kinh” là được hòa âm bởi nhạc sĩ Thanh Phương. (diễn biến mới nhất xem box ở dưới) Bà Trần Thị Trường cho biết: "Vụ việc còn đang tiếp tục được xem xét giữa các bên liên quan để đưa ra kết luận rõ ràng sau một thời gian nữa. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc bảo vệ bản quyền âm nhạc ngày càng có nhiều thử thách hơn. Bởi không chỉ đạo nhạc, đạo lời, đạo ý tưởng mà còn đạo cả bản phối khí... Nếu vi phạm bản quyền bản phối khí như nêu trên thì xâm hại nhiều nhất tới quyền nghệ sĩ "trụ" trong bản diễn đã thu âm." ...Và sự "ngang nhiên" vi phạm của nhà tổ chức Theo thông tin từ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm này tiếp tục nhận được khiếu nại của các tác giả về vấn đề bản quyền trong các đêm biểu diễn. Một trong những chương trình vi phạm là “Giọt sương thu.” Chương trình “Giọt sương thu” diễn ra vào 20h00 ngày 19-20/10/2011 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã được quảng bá rộng rãi với giá vé niêm yết từ 600.000-1.600.000 đồng. Song ít ai biết, những người tổ chức chương trình nghệ thuật này cố tình lờ đi trách nhiệm về bản quyền. Được biết, nhà tổ chức “Giọt sương thu” đã đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc-nơi mà các tác giả đã ủy thác quyền, nhưng lại chỉ xin phép và nộp tiền sử dụng cho 3 tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy, còn những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì nhà tổ chức cho biết, lần này họ đã thỏa thuận với gia đình cố nhạc sĩ họ Trịnh. Tuy nhiên, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có thư xác nhận không làm việc trực tiếp với nhà tổ chức này và Trung tâm toàn quyền giải quyết sự việc (đại diện cho gia đình nhạc sĩ về bản quyền). Ngay sau đó, Trung tâm tiếp tục gửi văn bản đến nhà tổ chức của “Giọt sương thu”. Nhưng, họ vẫn không xin phép và trả tiền bản quyền các bài hát nhạc Trịnh được sử dụng trong chương trình. Chương trình “Giọt sương thu” còn có vi phạm khác: Giấy phép cấp có kèm theo danh mục 16 tác phẩm của các tác giả (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Phạm Linh) sẽ được trình diễn, nhưng “Giọt sương thu” đã trình diễn tới 20 tác phẩm. Xuất hiện nhiều bài khác với giấy phép “Có phải em mùa thu Hà Nội” (Quang Lộc), “Hà Nội mùa thu” (Vũ Thanh)… Theo đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, không chỉ “Giọt sương thu” mà những chương trình như “Qua cơn mê”, “Chế Linh 30 năm tái ngộ" cũng đều có xu hướng theo "kịch bản" nêu trên./.
Ông Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh: “Vẫn còn tình trạng lợi dụng kẽ hở của luật để tránh né, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả tiền sử dụng tác phẩm tác giả của các cá nhân, tổ chức sử dụng âm nhạc. Thậm chí cá biệt còn một số cá nhân, đơn vị cố tình gây khó khăn, cản trở hoạt động của Trung tâm. Sắp tới chúng tôi sẽ tích cực nhất để hạn chế những vi phạm.” Theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm 2011, việc thu tiền bản quyền sẽ được Trung tâm tập trung vào các lĩnh vực điện thoại di động 3G, các phần mềm trò chơi trực tuyến ..., các tác phẩm sử dụng trên mạng Internet. |
Bìa album"Mylo Xyloto" của Coldplay (Nguồn: itadownloadz.com) |
Nguyễn Anh (Vietnam+)