Theo báo "Bưu điện quốc gia" ngày 7/2, viện trợ lương thực dường như là trọng tâm của giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ai Cập.
Liệu Mỹ có chuẩn bị nối lại viện trợ lương thực cho Ai Cập hay không? Mỹ đã kết thúc việc viện trợ lương thực cho Ai Cập vào năm 1992. Hầu hết số tiền viện trợ 1,3 tỷ USD của Mỹ cho Ai Cập hiện nay đều nằm dưới dạng tín dụng để mua vũ khí. Nhưng Ai Cập vẫn cần lương thực.
Ai Cập là một quốc gia có 10 triệu dân vào năm 1900, 20 triệu dân vào năm 1950, 40 triệu dân vào năm 1980 và ngày nay là 80 triệu dân.
Sản lượng lương thực của Ai Cập không thể bắt kịp mức tăng dân số như trên. Hậu quả là từ vựa lúa mì của khu vực Địa Trung Hải, giờ đây Ai Cập nổi tiếng là một trong những nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, cuộc sống của những nước phải nhập khẩu lương thực ngày càng trở nên khó khăn hơn. Giá lương thực gia tăng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có đầu cơ, biến đổi khí hậu và việc tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học.
Đối với Ai Cập, việc giá lương thực tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính quốc gia. Ai Cập đang trợ giá bánh mỳ cho những người dân nghèo ở thành phố. Động thái này bị coi là một chính sách "điên khùng" bởi vì việc trợ cấp làm nảy sinh những hoạt động chợ đen, tình trạng trộm cắp và lãng phí. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao nước Ai Cập nghèo khổ lại có mức tiêu thụ lúa mì bình quân đầu người cao gấp đôi mức của nước Đức giàu có.
Tuy nhiên, trên thực tế, bánh mỳ rẻ là sự trợ giúp duy nhất của Ai Cập đối với người nghèo. Việc chấm dứt chính sách trợ giá bánh mỳ có thể dẫn đến các cuộc nổi dậy, vốn đã suýt xảy ra khi Tổng thống Anwar Sadat tìm cách chấm dứt chính sách này vào năm 1977.
Mubarak không chấm dứt chính sách trợ giá bánh mỳ. Nhưng khi giá lúa mỳ đã tăng vọt sau năm 2005, Ai Cập đã phải vật lộn để duy trì chính sách này.
Các khoản trợ cấp lương thực và nhiên liệu (năng lượng cũng được trợ giá) đã khiến công khố Ai Cập phải tiêu tốn 28 triệu bảng Ai Cập vào năm 2001, 25 triệu vào năm 2003 và gần 69 triệu vào năm 2005, khi Cairo tiến hành những cải cách kinh tế.
Một trong những cải cách này là cắt giảm trợ cấp và đã gây sức ép cho việc cung cấp bánh mỳ giá rẻ. Người dân đã phải xếp hàng nhiều giờ trước những điểm bán bánh mỳ được trợ giá, một dấu hiệu khủng hoảng tăng lên tại quốc gia Arập đông dân nhất này.
Kể từ năm 2008, tình hình càng trở nên bi đát hơn do ngân sách của Ai Cập bị siết chặt. Các nguồn thu ngoại tệ chính của Ai Cập bao gồm du lịch; bán dầu mỏ được khai thác tại các giếng dầu tại Sinai; phí qua lại kênh đào Suez; và tiền gửi về nước của những người Ai Cập lao động tại nước ngoài.
Tuy nhiên, ngành du lịch bị ảnh hưởng mạnh do một loạt cuộc tấn công khủng bố nhằm trực tiếp vào du khách nước ngoài, nhất là các cuộc đánh bom năm 2005 tại khu nghỉ mát Sharm el Sheikh làm ít nhất 88 người thiệt mạng và 200 người bị thương.
Thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm do sản lượng khai thác giảm sút trong khi nhu cầu trong nước tăng lên. Phí qua lại kênh đào Suez cũng giảm do sự suy giảm thương mại toàn cầu sau năm 2008, cũng như tiền gửi về của những người lao động tại nước ngoài.
Lúc đầu Ai Cập đi vay nhiều hơn, đẩy số nợ quốc gia lên đến 80% GDP. Nhưng một nước nghèo chỉ có khả năng đi vay đến như vậy, nhất là khi nhiều nước giàu hơn cũng đi vay tiền. Do vậy Chính phủ Ai Cập phải làm việc mà họ buộc phải làm là cắt giảm các khoản trợ cấp. Dòng người xếp hàng mua bánh mỳ ngày càng dài thêm, sự bất bình sục sôi và cuối cùng là biểu tình nổ ra.
Kết quả của cuộc chiến quyền lực tại Ai Cập vẫn chưa rõ ràng. Nhưng kết quả của một cuộc chiến kinh tế là dễ đoán trước, dù ai lên nắm quyền, kể cả bản thân Mubarak nếu ông ta có thể thoát hiểm, đều mong muốn nối lại trợ giá lương thực để làm dịu sự bất bình của công chúng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Ai Cập sẽ trong tình trạng suy yếu hơn thời gian trước các cuộc biểu tình. Không một nền dân chủ nào có thể tồn tại ở Ai Cập nếu không có sự cải thiện ngay trong việc cung cấp bánh mỳ được trợ giá. Nhưng làm cách nào để thực hiện được việc này? Sự hỗ trợ của quốc tế dường như là câu trả lời rõ ràng. Cải cách thì phải cần thời gian, nhưng bánh mỳ thì cần ngay bây giờ. Một chính phủ mới tại Ai Cập chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nếu họ không được hỗ trợ các phương tiện để tồn tại./.
Liệu Mỹ có chuẩn bị nối lại viện trợ lương thực cho Ai Cập hay không? Mỹ đã kết thúc việc viện trợ lương thực cho Ai Cập vào năm 1992. Hầu hết số tiền viện trợ 1,3 tỷ USD của Mỹ cho Ai Cập hiện nay đều nằm dưới dạng tín dụng để mua vũ khí. Nhưng Ai Cập vẫn cần lương thực.
Ai Cập là một quốc gia có 10 triệu dân vào năm 1900, 20 triệu dân vào năm 1950, 40 triệu dân vào năm 1980 và ngày nay là 80 triệu dân.
Sản lượng lương thực của Ai Cập không thể bắt kịp mức tăng dân số như trên. Hậu quả là từ vựa lúa mì của khu vực Địa Trung Hải, giờ đây Ai Cập nổi tiếng là một trong những nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, cuộc sống của những nước phải nhập khẩu lương thực ngày càng trở nên khó khăn hơn. Giá lương thực gia tăng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có đầu cơ, biến đổi khí hậu và việc tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học.
Đối với Ai Cập, việc giá lương thực tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính quốc gia. Ai Cập đang trợ giá bánh mỳ cho những người dân nghèo ở thành phố. Động thái này bị coi là một chính sách "điên khùng" bởi vì việc trợ cấp làm nảy sinh những hoạt động chợ đen, tình trạng trộm cắp và lãng phí. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao nước Ai Cập nghèo khổ lại có mức tiêu thụ lúa mì bình quân đầu người cao gấp đôi mức của nước Đức giàu có.
Tuy nhiên, trên thực tế, bánh mỳ rẻ là sự trợ giúp duy nhất của Ai Cập đối với người nghèo. Việc chấm dứt chính sách trợ giá bánh mỳ có thể dẫn đến các cuộc nổi dậy, vốn đã suýt xảy ra khi Tổng thống Anwar Sadat tìm cách chấm dứt chính sách này vào năm 1977.
Mubarak không chấm dứt chính sách trợ giá bánh mỳ. Nhưng khi giá lúa mỳ đã tăng vọt sau năm 2005, Ai Cập đã phải vật lộn để duy trì chính sách này.
Các khoản trợ cấp lương thực và nhiên liệu (năng lượng cũng được trợ giá) đã khiến công khố Ai Cập phải tiêu tốn 28 triệu bảng Ai Cập vào năm 2001, 25 triệu vào năm 2003 và gần 69 triệu vào năm 2005, khi Cairo tiến hành những cải cách kinh tế.
Một trong những cải cách này là cắt giảm trợ cấp và đã gây sức ép cho việc cung cấp bánh mỳ giá rẻ. Người dân đã phải xếp hàng nhiều giờ trước những điểm bán bánh mỳ được trợ giá, một dấu hiệu khủng hoảng tăng lên tại quốc gia Arập đông dân nhất này.
Kể từ năm 2008, tình hình càng trở nên bi đát hơn do ngân sách của Ai Cập bị siết chặt. Các nguồn thu ngoại tệ chính của Ai Cập bao gồm du lịch; bán dầu mỏ được khai thác tại các giếng dầu tại Sinai; phí qua lại kênh đào Suez; và tiền gửi về nước của những người Ai Cập lao động tại nước ngoài.
Tuy nhiên, ngành du lịch bị ảnh hưởng mạnh do một loạt cuộc tấn công khủng bố nhằm trực tiếp vào du khách nước ngoài, nhất là các cuộc đánh bom năm 2005 tại khu nghỉ mát Sharm el Sheikh làm ít nhất 88 người thiệt mạng và 200 người bị thương.
Thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm do sản lượng khai thác giảm sút trong khi nhu cầu trong nước tăng lên. Phí qua lại kênh đào Suez cũng giảm do sự suy giảm thương mại toàn cầu sau năm 2008, cũng như tiền gửi về của những người lao động tại nước ngoài.
Lúc đầu Ai Cập đi vay nhiều hơn, đẩy số nợ quốc gia lên đến 80% GDP. Nhưng một nước nghèo chỉ có khả năng đi vay đến như vậy, nhất là khi nhiều nước giàu hơn cũng đi vay tiền. Do vậy Chính phủ Ai Cập phải làm việc mà họ buộc phải làm là cắt giảm các khoản trợ cấp. Dòng người xếp hàng mua bánh mỳ ngày càng dài thêm, sự bất bình sục sôi và cuối cùng là biểu tình nổ ra.
Kết quả của cuộc chiến quyền lực tại Ai Cập vẫn chưa rõ ràng. Nhưng kết quả của một cuộc chiến kinh tế là dễ đoán trước, dù ai lên nắm quyền, kể cả bản thân Mubarak nếu ông ta có thể thoát hiểm, đều mong muốn nối lại trợ giá lương thực để làm dịu sự bất bình của công chúng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Ai Cập sẽ trong tình trạng suy yếu hơn thời gian trước các cuộc biểu tình. Không một nền dân chủ nào có thể tồn tại ở Ai Cập nếu không có sự cải thiện ngay trong việc cung cấp bánh mỳ được trợ giá. Nhưng làm cách nào để thực hiện được việc này? Sự hỗ trợ của quốc tế dường như là câu trả lời rõ ràng. Cải cách thì phải cần thời gian, nhưng bánh mỳ thì cần ngay bây giờ. Một chính phủ mới tại Ai Cập chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nếu họ không được hỗ trợ các phương tiện để tồn tại./.
(TTXVN/Vietnam+)