Từ lâu, bánh tét hiện diện như một nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ.
Đặc biệt trong những ngày giỗ, ngày lễ hội và ngày Tết, bánh tét là một trong những món không thể thiếu để các gia đình dâng cúng ông bà, tổ tiên. Hương vị bánh tét làm cho Tết cổ truyền trở nên ấm áp hơn.
Mỗi dịp Xuân về, nếu ở miền Bắc, miền Trung có bánh chưng xanh thì ở miền Nam có bánh tét. Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín.
Bánh tét có nhiều loại nhân và vị mặn, ngọt tùy ý gia chủ. Phần nếp, bánh tét cổ truyền thường được trộn thêm đậu đỏ hoặc đậu đen cho có sắc màu. Bánh tét được xem như một món ăn phổ biến không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ.
Để hương vị bánh thơm ngon, công việc gói bánh phải chu đáo, tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị. Gạo nếp ngon, không bị lẫn gạo tẻ đem vo sạch, để ráo nước. Đậu xanh đãi vỏ nấu nhuyễn. Dừa khô nạo nhỏ vắt lấy nước cốt. Lá dứa giã nhuyễn, lọc lấy nước trộn hòa vào nếp để lấy mùi thơm và màu xanh hoặc cho nguyên lá vào nấu sôi chung với nước cốt dừa lấy mùi thơm.
Sau đó, nếp đã ráo nước được cho vào xào săn chung với nước cốt dừa tạo vị béo và thơm. Thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ cắt hình chữ nhật theo độ dài của bánh và ướp chút muối, chút đường trước khi làm nhân. Đậu xanh nấu nhuyễn vo làm nhân được nắn theo chiều dài của bánh tét.
Hoàn thành việc gói bánh xong thì chuẩn bị khâu luộc: nước nấu sôi, xếp bánh vào theo từng lớp, đổ nước thêm cho ngập bánh và chất lửa nấu, nước cạn tới đâu thêm vào đến đó. Quá trình nấu kéo dài khoảng 8 tiếng thì bánh thành phẩm rền, thơm, béo ngậy. Đĩa bánh cắt khoanh sau khi dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết được hạ xuống ăn cùng với thịt kho, dưa món đậm đà hương vị quê hương.
Ngày Xuân, mọi thành viên trong gia đình về đoàn tụ và được thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon mới thấy hết giá trị của không khí gia đình truyền thống và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc. Màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị ngọt bùi của nhân đậu, thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người, nhất là đối với du khách đã một lần ghé thăm và ăn Tết với người dân Nam Bộ./.
Đặc biệt trong những ngày giỗ, ngày lễ hội và ngày Tết, bánh tét là một trong những món không thể thiếu để các gia đình dâng cúng ông bà, tổ tiên. Hương vị bánh tét làm cho Tết cổ truyền trở nên ấm áp hơn.
Mỗi dịp Xuân về, nếu ở miền Bắc, miền Trung có bánh chưng xanh thì ở miền Nam có bánh tét. Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín.
Bánh tét có nhiều loại nhân và vị mặn, ngọt tùy ý gia chủ. Phần nếp, bánh tét cổ truyền thường được trộn thêm đậu đỏ hoặc đậu đen cho có sắc màu. Bánh tét được xem như một món ăn phổ biến không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ.
Để hương vị bánh thơm ngon, công việc gói bánh phải chu đáo, tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị. Gạo nếp ngon, không bị lẫn gạo tẻ đem vo sạch, để ráo nước. Đậu xanh đãi vỏ nấu nhuyễn. Dừa khô nạo nhỏ vắt lấy nước cốt. Lá dứa giã nhuyễn, lọc lấy nước trộn hòa vào nếp để lấy mùi thơm và màu xanh hoặc cho nguyên lá vào nấu sôi chung với nước cốt dừa lấy mùi thơm.
Sau đó, nếp đã ráo nước được cho vào xào săn chung với nước cốt dừa tạo vị béo và thơm. Thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ cắt hình chữ nhật theo độ dài của bánh và ướp chút muối, chút đường trước khi làm nhân. Đậu xanh nấu nhuyễn vo làm nhân được nắn theo chiều dài của bánh tét.
Hoàn thành việc gói bánh xong thì chuẩn bị khâu luộc: nước nấu sôi, xếp bánh vào theo từng lớp, đổ nước thêm cho ngập bánh và chất lửa nấu, nước cạn tới đâu thêm vào đến đó. Quá trình nấu kéo dài khoảng 8 tiếng thì bánh thành phẩm rền, thơm, béo ngậy. Đĩa bánh cắt khoanh sau khi dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết được hạ xuống ăn cùng với thịt kho, dưa món đậm đà hương vị quê hương.
Ngày Xuân, mọi thành viên trong gia đình về đoàn tụ và được thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon mới thấy hết giá trị của không khí gia đình truyền thống và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc. Màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị ngọt bùi của nhân đậu, thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người, nhất là đối với du khách đã một lần ghé thăm và ăn Tết với người dân Nam Bộ./.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)