Trong phiên giao dịch ngày 2/5, giá dầu châu Á đảo chiều “tụt dốc” do xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư sau vài phiên đi lên liên tiếp, cũng như những lo ngại dai dẳng về tình hình nợ công tại châu Âu.
Ngoài ra, báo cáo của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) về dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng tuần thứ 6 liên tiếp vào tuần trước (kết thúc vào ngày 27/4) cũng tạo áp lực kéo giá dầu đi xuống.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 6/2012 giảm 46 xu, xuống 105,70 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 14 xu, xuống 119,52 USD/thùng.
Mặc dù những số liệu tích cực mới đây về lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã giúp xoa dịu mối lo ngại của giới đầu tư về khả năng phục hồi của nền kinh tế nước này, song giá dầu tại thị trường châu Á vẫn quay đầu giảm sau khi báo cáo ngày 1/5 của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng 2 triệu thùng, thấp hơn dự báo của giới phân tích là tăng 2,5 triệu thùng. Tuy nhiên, dự trữ xăng và các sản phẩm dầu chưng cất của Mỹ trong cùng kỳ lại lần lượt giảm 3,9 triệu thùng và 4,2 triệu thùng.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (1/5), giá dầu tại thị trường Mỹ bất ngờ tăng cao sau khi xuất hiện các số liệu tích cực của lĩnh vực sản xuất Mỹ, giúp củng cố lòng tin của giới đầu tư vào sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 tăng 1,29 USD, đóng cửa ở mức 106,16 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 16 xu, đứng ở mức 119,66 USD/thùng.
Số liệu mới công bố của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho hay lĩnh vực sản xuất tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong tháng 4 vừa qua đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011.
Theo ISM, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Mỹ trong tháng 4/2012 đã tăng lên 54,8 so với mức tương ứng 53,4 ghi nhận trong tháng trước đó. Thông tin này đã trấn an giới đầu tư và mở ra một tín hiệu mới về triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, báo cáo lạc quan về lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc cũng góp phần hỗ trợ thị trường năng lượng, khi hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 4 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 5 liên tiếp của lĩnh vực này./.
Ngoài ra, báo cáo của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) về dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng tuần thứ 6 liên tiếp vào tuần trước (kết thúc vào ngày 27/4) cũng tạo áp lực kéo giá dầu đi xuống.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 6/2012 giảm 46 xu, xuống 105,70 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 14 xu, xuống 119,52 USD/thùng.
Mặc dù những số liệu tích cực mới đây về lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã giúp xoa dịu mối lo ngại của giới đầu tư về khả năng phục hồi của nền kinh tế nước này, song giá dầu tại thị trường châu Á vẫn quay đầu giảm sau khi báo cáo ngày 1/5 của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng 2 triệu thùng, thấp hơn dự báo của giới phân tích là tăng 2,5 triệu thùng. Tuy nhiên, dự trữ xăng và các sản phẩm dầu chưng cất của Mỹ trong cùng kỳ lại lần lượt giảm 3,9 triệu thùng và 4,2 triệu thùng.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (1/5), giá dầu tại thị trường Mỹ bất ngờ tăng cao sau khi xuất hiện các số liệu tích cực của lĩnh vực sản xuất Mỹ, giúp củng cố lòng tin của giới đầu tư vào sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 tăng 1,29 USD, đóng cửa ở mức 106,16 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 16 xu, đứng ở mức 119,66 USD/thùng.
Số liệu mới công bố của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho hay lĩnh vực sản xuất tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong tháng 4 vừa qua đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011.
Theo ISM, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Mỹ trong tháng 4/2012 đã tăng lên 54,8 so với mức tương ứng 53,4 ghi nhận trong tháng trước đó. Thông tin này đã trấn an giới đầu tư và mở ra một tín hiệu mới về triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, báo cáo lạc quan về lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc cũng góp phần hỗ trợ thị trường năng lượng, khi hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 4 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 5 liên tiếp của lĩnh vực này./.
Minh Trang (TTXVN)