Trong phiên giao dịch ngày 21/12 tại thị trường châu Á, giá dầu đồng loạt tăng cao nhờ sự xuất hiện của một vài số liệu tích cực từ kinh tế Mỹ và châu Âu.
Bên cạnh đó, báo cáo mới đây cho thấy nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm nhiều hơn so với dự kiến, báo hiệu nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới đang dần được cải thiện, cũng là nhân tố đẩy giá dầu đi lên.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 2/2012 tăng 74 xu, lên 97,98 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 50 xu, đóng cửa ở mức 107,23 USD/thùng.
Chiều ngày 20/12, Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) công bố báo báo cho hay lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm tới 4,6 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích của Platts, cơ quan thông tin năng lượng của McGraw-Hill Cos, dự báo rằng dự trữ dầu thô sẽ chỉ giảm 2,3 triệu thùng.
Theo API, dự trữ xăng và các loại dầu chưng cất của Mỹ trong cùng kỳ cũng lần lượt giảm 2,8 triệu thùng và 400.000 thùng. Các số liệu này chính là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần được cải thiện , đồng thời tạo động lực đẩy giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn còn bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu và dự báo rằng nguy cơ xuất hiện cuộc suy thoái mới sẽ khiến nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn thế giới bị sụt giảm đáng kể.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (20/12), giá dầu Mỹ tiếp tục đi lên vững chắc, nhờ các số liệu kinh tế đầy hứa hẹn từ Mỹ và châu Âu, cùng với những đồn đoán về sự gia tăng căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2012 tăng 3,34 USD, lên 97,22 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2011 cũng tăng 3,09 USD, đóng cửa ở mức 106,73 USD/thùng.
Giá hai loại dầu chính cùng với tỷ giá đồng euro đồng loạt tăng cao sau khi báo cáo mới đây của Chính phủ Đức cho thấy chỉ số lòng tin kinh doanh (IFO) của nước này trong tháng 12/2011 đã vượt xa dự kiến ban đầu của giới phân tích và tăng lên 107,2 điểm, so với mức tương ứng 106,6 điểm trong tháng trước đó, giúp “xoa dịu” những lo ngại về nguy cơ kinh tế châu Âu rơi trở lại vào suy thoái.
Ngoài ra, thông tin về đợt chào bán thành công 5,64 tỷ euro trái phiếu Chính phủ của Tây Ban Nha cũng như việc Hy Lạp gần đạt được một thỏa thuận mới với các chủ nợ tư nhân cũng thúc đẩy thị trường năng lượng Mỹ.
Hòa thêm vào dòng thông tin tích cực này là một tín hiệu sáng mới đối với nền kinh tế số 1 thế giới, khi mà Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết số lượng nhà ở mới được khởi công xây dựng trong tháng 11 vừa qua tại nước này đạt 650.000 căn, tăng 9,3% so với tháng 10/2011, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Điều này đã củng cố niềm tin của giới đầu tư rằng kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được một cuộc suy thoái mới và tiếp tục tốc độ tăng trưởng vừa phải trong thời gian tới./.
Bên cạnh đó, báo cáo mới đây cho thấy nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm nhiều hơn so với dự kiến, báo hiệu nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới đang dần được cải thiện, cũng là nhân tố đẩy giá dầu đi lên.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 2/2012 tăng 74 xu, lên 97,98 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 50 xu, đóng cửa ở mức 107,23 USD/thùng.
Chiều ngày 20/12, Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) công bố báo báo cho hay lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm tới 4,6 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích của Platts, cơ quan thông tin năng lượng của McGraw-Hill Cos, dự báo rằng dự trữ dầu thô sẽ chỉ giảm 2,3 triệu thùng.
Theo API, dự trữ xăng và các loại dầu chưng cất của Mỹ trong cùng kỳ cũng lần lượt giảm 2,8 triệu thùng và 400.000 thùng. Các số liệu này chính là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần được cải thiện , đồng thời tạo động lực đẩy giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn còn bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu và dự báo rằng nguy cơ xuất hiện cuộc suy thoái mới sẽ khiến nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn thế giới bị sụt giảm đáng kể.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (20/12), giá dầu Mỹ tiếp tục đi lên vững chắc, nhờ các số liệu kinh tế đầy hứa hẹn từ Mỹ và châu Âu, cùng với những đồn đoán về sự gia tăng căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2012 tăng 3,34 USD, lên 97,22 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2011 cũng tăng 3,09 USD, đóng cửa ở mức 106,73 USD/thùng.
Giá hai loại dầu chính cùng với tỷ giá đồng euro đồng loạt tăng cao sau khi báo cáo mới đây của Chính phủ Đức cho thấy chỉ số lòng tin kinh doanh (IFO) của nước này trong tháng 12/2011 đã vượt xa dự kiến ban đầu của giới phân tích và tăng lên 107,2 điểm, so với mức tương ứng 106,6 điểm trong tháng trước đó, giúp “xoa dịu” những lo ngại về nguy cơ kinh tế châu Âu rơi trở lại vào suy thoái.
Ngoài ra, thông tin về đợt chào bán thành công 5,64 tỷ euro trái phiếu Chính phủ của Tây Ban Nha cũng như việc Hy Lạp gần đạt được một thỏa thuận mới với các chủ nợ tư nhân cũng thúc đẩy thị trường năng lượng Mỹ.
Hòa thêm vào dòng thông tin tích cực này là một tín hiệu sáng mới đối với nền kinh tế số 1 thế giới, khi mà Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết số lượng nhà ở mới được khởi công xây dựng trong tháng 11 vừa qua tại nước này đạt 650.000 căn, tăng 9,3% so với tháng 10/2011, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Điều này đã củng cố niềm tin của giới đầu tư rằng kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được một cuộc suy thoái mới và tiếp tục tốc độ tăng trưởng vừa phải trong thời gian tới./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)