Kết quả khảo sát tại các làng nghề Hà Nội cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt là nước thải, khí thải đang trong tình trạng đáng báo động.
Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Dương Liễu, La Phù (huyện Hoài Đức), nước mặt nhiều nơi có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần cho phép. Nước mặt ở các làng nghề dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng: COD cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép, BOD5 cao hơn 1,5 - 2,5 lần; hàm lượng Coliform cũng khá cao.
Tại các làng nghề mây tre đan như Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), do mây tre phải ngâm trong nước và quy trình gia công xử lý gây phát sinh nước thải có chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến nước mặt ở đây đã có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform đều cao vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
Theo các số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí tại một sô làng nghề của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp vừa qua cho thấy, hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây tre giang và chế biến nông sản thực phẩm rất cao.
Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người dân làng nghề chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra. Một mặt, các hộ trong làng nghề đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, với quy mô sản xuất nhỏ, tự phát, trình độ công nghệ tại các làng nghề đang ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ giới. Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải.
Nguồn kinh phí dành cho công tác này hàng năm hầu như không có, trong khi đó do chưa có chế tài bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước, nên các cơ sở sản xuất hầu như không quan tâm cho công tác này.
Trước mắt, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang xây dựng “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố” và “Quy định quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố.”
Ngoài ra, quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đang được xây dựng làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề ra các cụm công nghiệp tập trung.
Hiện tại, Hà Nội cũng đang chỉ đạo triển khai Dự án thí điểm xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, trên cơ sở đó nhân rộng áp dụng cho các làng nghề khác. Mục tiêu phấn đấu trong một vài năm tới, thành phố Hà Nội đạt chỉ tiêu 100% làng nghề có quy chế quản lý môi trường; hoàn thành việc xây dựng thí điểm 1 dự án xử lý nước thải ở một làng nghề; quy hoạch để đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường lớn tại các làng nghề ra khu sản xuất tập trung.
Đến nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số làng trên địa bàn), 272 làng nghề được Ủy ban Nhân dân thành phố cấp bằng công nhận làng nghề, trong đó có 198 làng nghề truyền thống./.
Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Dương Liễu, La Phù (huyện Hoài Đức), nước mặt nhiều nơi có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần cho phép. Nước mặt ở các làng nghề dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng: COD cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép, BOD5 cao hơn 1,5 - 2,5 lần; hàm lượng Coliform cũng khá cao.
Tại các làng nghề mây tre đan như Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), do mây tre phải ngâm trong nước và quy trình gia công xử lý gây phát sinh nước thải có chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến nước mặt ở đây đã có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform đều cao vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
Theo các số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí tại một sô làng nghề của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp vừa qua cho thấy, hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây tre giang và chế biến nông sản thực phẩm rất cao.
Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người dân làng nghề chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra. Một mặt, các hộ trong làng nghề đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, với quy mô sản xuất nhỏ, tự phát, trình độ công nghệ tại các làng nghề đang ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ giới. Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải.
Nguồn kinh phí dành cho công tác này hàng năm hầu như không có, trong khi đó do chưa có chế tài bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước, nên các cơ sở sản xuất hầu như không quan tâm cho công tác này.
Trước mắt, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang xây dựng “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố” và “Quy định quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố.”
Ngoài ra, quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đang được xây dựng làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề ra các cụm công nghiệp tập trung.
Hiện tại, Hà Nội cũng đang chỉ đạo triển khai Dự án thí điểm xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, trên cơ sở đó nhân rộng áp dụng cho các làng nghề khác. Mục tiêu phấn đấu trong một vài năm tới, thành phố Hà Nội đạt chỉ tiêu 100% làng nghề có quy chế quản lý môi trường; hoàn thành việc xây dựng thí điểm 1 dự án xử lý nước thải ở một làng nghề; quy hoạch để đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường lớn tại các làng nghề ra khu sản xuất tập trung.
Đến nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số làng trên địa bàn), 272 làng nghề được Ủy ban Nhân dân thành phố cấp bằng công nhận làng nghề, trong đó có 198 làng nghề truyền thống./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)