Ngày 31/10, Bộ Nội vụ Kuwait cho biết cảnh sát chống bạo động của nước này đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình giận dữ trước nhà tù trung tâm, nơi đang giam giữ ông Mussallam al-Barrak, một thủ lĩnh đối lập vừa bị bắt trước đó vài giờ.
Cơ quan công tố đã ra lệnh bắt giam ông al-Barrak 10 ngày về các phát biểu của ông được cho là chê bai Quốc Vương Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 1/12.
[Kuwait sẽ bầu cử quốc hội khóa mới vào tháng 12]
Ngay sau đó, khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập trước nhà riêng của ông al-Barrak tại Andalus, cách thành phố Kuwait 20km về phía Tây Nam, trước khi tuần hành đến nhà tù trung tâm cách đó 3km để kêu gọi trả tự do cho ông. Một số người biểu tình đã ném đá và chai lọ vào cảnh sát.
Trong khi đó, các nhân chứng cho biết đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và hàng trăm người biểu tình kéo dài đến tận đêm 31/10 tại khu vực nhà riêng của ông al-Barrak và quanh nhà tù trung tâm.
Hiện chưa có thông tin về thương vong. Bộ Nội vụ Kuwait cho rằng "các phần tử kích động và xúi giục bạo lực" gây ra tình trạng trên, đồng thời bắt giữ một số người.
Ít nhất hai cuộc biểu tình nhỏ ủng hộ ông al-Barrak cũng đã diễn ra tại miền Bắc và miền Nam của quốc gia vùng Vịnh này.
Trước đó, trong những tháng gần đây, Kuwait đã phải chứng kiến nhiều cuộc biểu tình trong bối cảnh tranh cãi chính trị gay gắt. Trong cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức hôm 21/10 phản đối sửa đổi luật bầu cử, hơn 100 người đã bị thương. Phe đối lập dự định tổ chức cuộc biểu tình tiếp theo vào ngày 4/11 tới.
Ông al-Barrak, vốn là một cựu nghị sĩ, đã bị chất vấn suốt 5 giờ hôm 30/10 về các cáo buộc có những nhận xét thiếu tôn trọng Quốc Vương tại một cuộc tụ tập hôm 15/10. Hôm đó, ông đã cảnh báo chống lại sửa đổi luật bầu cử, cho rằng Kuwait sẽ trở thành một nhà nước độc đoán.
Trước đó, cơ quan công tố đã trả tự do cho một gương mặt đối lập khác, cựu nghị sĩ Faisal al-Muslim sau khi ông này nộp 355 USD tiền bảo lãnh.
Ông Muslim cùng 6 nghị sĩ đối lập khác đã bị triệu tập vì các cáo buộc có những nhận xét thiếu tôn trọng Quốc Vương.
Tuần trước, tòa án đã thả ba trong số những người này sau 5 ngày giam giữ. Người thứ tư cũng đã được thả sau một cuộc thẩm vấn ngắn.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kuwait bùng phát sau khi chính phủ quyết định sửa đổi luật bầu cử, trong một động thái mà phe đối lập cáo buộc là một bước đi nhằm tăng khả năng chiến thắng của các đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 tới.
Liên quan đến tiến trình bầu cử, ngày 31/10, trong ngày ghi danh đầu tiên, 29 ứng cử viên đã đăng ký ra tranh cử. Tiến trình ghi danh sẽ kết thúc vào ngày 9/11. Phe đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc bỏ phiếu sắp tới.
Đây sẽ là cuộc bầu cử thứ hai trong năm nay và là cuộc bầu cử thứ 5 kể từ năm 2006.
Trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng Hai, phe đối lập đã giành chiến thắng áp đảo, song bị Tòa án Hiến pháp bác kết quả vì các vấn đề liên quan đến thủ tục.
Tòa cũng quyết định giải tán quốc hội và khôi phục cơ quan lập pháp thân chính phủ được bầu từ năm 2009, dù cơ quan này đã bị giải tán hồi đầu tháng 10 để tổ chức bầu cử trước thời hạn./.
Cơ quan công tố đã ra lệnh bắt giam ông al-Barrak 10 ngày về các phát biểu của ông được cho là chê bai Quốc Vương Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 1/12.
[Kuwait sẽ bầu cử quốc hội khóa mới vào tháng 12]
Ngay sau đó, khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập trước nhà riêng của ông al-Barrak tại Andalus, cách thành phố Kuwait 20km về phía Tây Nam, trước khi tuần hành đến nhà tù trung tâm cách đó 3km để kêu gọi trả tự do cho ông. Một số người biểu tình đã ném đá và chai lọ vào cảnh sát.
Trong khi đó, các nhân chứng cho biết đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và hàng trăm người biểu tình kéo dài đến tận đêm 31/10 tại khu vực nhà riêng của ông al-Barrak và quanh nhà tù trung tâm.
Hiện chưa có thông tin về thương vong. Bộ Nội vụ Kuwait cho rằng "các phần tử kích động và xúi giục bạo lực" gây ra tình trạng trên, đồng thời bắt giữ một số người.
Ít nhất hai cuộc biểu tình nhỏ ủng hộ ông al-Barrak cũng đã diễn ra tại miền Bắc và miền Nam của quốc gia vùng Vịnh này.
Trước đó, trong những tháng gần đây, Kuwait đã phải chứng kiến nhiều cuộc biểu tình trong bối cảnh tranh cãi chính trị gay gắt. Trong cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức hôm 21/10 phản đối sửa đổi luật bầu cử, hơn 100 người đã bị thương. Phe đối lập dự định tổ chức cuộc biểu tình tiếp theo vào ngày 4/11 tới.
Ông al-Barrak, vốn là một cựu nghị sĩ, đã bị chất vấn suốt 5 giờ hôm 30/10 về các cáo buộc có những nhận xét thiếu tôn trọng Quốc Vương tại một cuộc tụ tập hôm 15/10. Hôm đó, ông đã cảnh báo chống lại sửa đổi luật bầu cử, cho rằng Kuwait sẽ trở thành một nhà nước độc đoán.
Trước đó, cơ quan công tố đã trả tự do cho một gương mặt đối lập khác, cựu nghị sĩ Faisal al-Muslim sau khi ông này nộp 355 USD tiền bảo lãnh.
Ông Muslim cùng 6 nghị sĩ đối lập khác đã bị triệu tập vì các cáo buộc có những nhận xét thiếu tôn trọng Quốc Vương.
Tuần trước, tòa án đã thả ba trong số những người này sau 5 ngày giam giữ. Người thứ tư cũng đã được thả sau một cuộc thẩm vấn ngắn.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kuwait bùng phát sau khi chính phủ quyết định sửa đổi luật bầu cử, trong một động thái mà phe đối lập cáo buộc là một bước đi nhằm tăng khả năng chiến thắng của các đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 tới.
Liên quan đến tiến trình bầu cử, ngày 31/10, trong ngày ghi danh đầu tiên, 29 ứng cử viên đã đăng ký ra tranh cử. Tiến trình ghi danh sẽ kết thúc vào ngày 9/11. Phe đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc bỏ phiếu sắp tới.
Đây sẽ là cuộc bầu cử thứ hai trong năm nay và là cuộc bầu cử thứ 5 kể từ năm 2006.
Trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng Hai, phe đối lập đã giành chiến thắng áp đảo, song bị Tòa án Hiến pháp bác kết quả vì các vấn đề liên quan đến thủ tục.
Tòa cũng quyết định giải tán quốc hội và khôi phục cơ quan lập pháp thân chính phủ được bầu từ năm 2009, dù cơ quan này đã bị giải tán hồi đầu tháng 10 để tổ chức bầu cử trước thời hạn./.
(TTXVN)