Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã và đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống và khiến diện tích các rạn san hô tại Biển Đông suy giảm đáng kể.
Kết luận trên được đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Bảo tồn Sinh học của Australia số ra ngày 27/12.
Nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia hải dương học Australia thực hiện cho thấy trong nhiều thập niên qua, các rạn san hô tại Biển Đông trải dài trên diện tích 30.000km2 đang bị tàn phá nặng nề và suy thoái đến mức "đáng báo động."
Cụ thể, trong vòng 30 năm qua, diện tích các rạn san hô ở Biển Đông đã suy giảm ít nhất 80%. Nếu như 15 năm trước, diện tích san hô tại một số các đảo san hô vòng và quần đảo tại đây chiếm tới 60% thì nay con số này đã giảm xuống còn 20%.
Nghiên cứu nhận định sự phát triển ở khu vực duyên hải, tình trạng ô nhiễm và nạn đánh bắt cá bừa bãi cùng với sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Sau hơn 30 năm phát triển kinh tế, Trung Quốc đang phải gánh chịu nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và nguồn đất. Chính phủ nước này cũng đưa ra một lộ trình nhằm chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế sang hình thức thân thiện với môi trường hơn.
Theo các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu nói trên, mặc dù đã có một số công viên đại dương được xây dựng nhằm bảo tồn các loại sinh vật biển trong khu vực, song không hỗ trợ nhiều cho công tác bảo vệ san hô do chúng quá nhỏ và nằm cách xa nhau. Họ cũng đồng thời cảnh bảo khả năng phục hồi các rạn san hô tại Biển Đông đang ngày càng "mong manh" do các hoạt động tàn phá môi trường của con người.
Được coi là lá chắn cho hệ sinh thái ven biển, sự biến mất của những rạn san hô đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. San hô cũng là nguồn tài nguyên quý báu nuôi sống ngư dân cũng như là lá chắn sóng bảo vệ họ trước các cơn bão. Sự suy giảm diện tích các rạn san hô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch khi lượng du khách tìm đến chiêm ngưỡng loài sinh vật biển đặc biệt này giảm mạnh./.
Kết luận trên được đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Bảo tồn Sinh học của Australia số ra ngày 27/12.
Nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia hải dương học Australia thực hiện cho thấy trong nhiều thập niên qua, các rạn san hô tại Biển Đông trải dài trên diện tích 30.000km2 đang bị tàn phá nặng nề và suy thoái đến mức "đáng báo động."
Cụ thể, trong vòng 30 năm qua, diện tích các rạn san hô ở Biển Đông đã suy giảm ít nhất 80%. Nếu như 15 năm trước, diện tích san hô tại một số các đảo san hô vòng và quần đảo tại đây chiếm tới 60% thì nay con số này đã giảm xuống còn 20%.
Nghiên cứu nhận định sự phát triển ở khu vực duyên hải, tình trạng ô nhiễm và nạn đánh bắt cá bừa bãi cùng với sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Sau hơn 30 năm phát triển kinh tế, Trung Quốc đang phải gánh chịu nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và nguồn đất. Chính phủ nước này cũng đưa ra một lộ trình nhằm chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế sang hình thức thân thiện với môi trường hơn.
Theo các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu nói trên, mặc dù đã có một số công viên đại dương được xây dựng nhằm bảo tồn các loại sinh vật biển trong khu vực, song không hỗ trợ nhiều cho công tác bảo vệ san hô do chúng quá nhỏ và nằm cách xa nhau. Họ cũng đồng thời cảnh bảo khả năng phục hồi các rạn san hô tại Biển Đông đang ngày càng "mong manh" do các hoạt động tàn phá môi trường của con người.
Được coi là lá chắn cho hệ sinh thái ven biển, sự biến mất của những rạn san hô đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. San hô cũng là nguồn tài nguyên quý báu nuôi sống ngư dân cũng như là lá chắn sóng bảo vệ họ trước các cơn bão. Sự suy giảm diện tích các rạn san hô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch khi lượng du khách tìm đến chiêm ngưỡng loài sinh vật biển đặc biệt này giảm mạnh./.
(TTXVN)