Chiều 23/12, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam (CLB Nhà báo ICT) đã công bố các sự kiện công nghệ tiêu biểu năm 2010.
Trong năm 2010, nền công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam liên tiếp chứng kiến nhiều sự chuyển mình đặc biệt quan trọng. Trong đó, việc quản lý chặt game online và xiết khuyến mãi trong lĩnh vực di động rất được xã hội quan tâm.
Dựa trên tiêu chí, mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội và sự phát triển của ngành, hơn 30 nhà báo, phóng viên chuyên trách CNTT-TT đã đề cử ra 20 sự kiện nổi bật trong năm 2010 để chấm điểm và chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất.
Trong năm 2010, nền công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam liên tiếp chứng kiến nhiều sự chuyển mình đặc biệt quan trọng. Trong đó, việc quản lý chặt game online và xiết khuyến mãi trong lĩnh vực di động rất được xã hội quan tâm.
Dựa trên tiêu chí, mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội và sự phát triển của ngành, hơn 30 nhà báo, phóng viên chuyên trách CNTT-TT đã đề cử ra 20 sự kiện nổi bật trong năm 2010 để chấm điểm và chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất.
Vietnam+ trân trọng giới thiệu đến độc giả 10 sự kiện CNTT-TT được các nhà báo bình chọn:
1. Siết chặt quản lý game online, các nhà cung cấp đường truyền phải cắt đường truyền đại lý Internet sau 23 giờ Sau khi làm nóng diễn đàn Quốc hội ở kỳ họp tháng 5/2010 và gây bức xúc trong dư luận về những tác động tiêu cực đặc biệt là với giới trẻ, dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) chính thức bị các cơ quan quản lý "siết vòng kim cô" từ 1/9/2010 bằng những biện pháp mạnh. Việc siết chặt quản lý game online đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ game online nói riêng cũng như tác động mạnh đến doanh thu của ngành công nghiệp nội dung số, song lại là một hành động quản lý cần thiết để tạo dựng môi trường số trong lành hơn cho giới trẻ. 2. Thủ tướng thông qua Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT Ngày 22/9/2010, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”. Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng CNTT-TT đóng góp vào GDP quốc gia đạt từ 8 - 10%; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, phấn đấu Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số; đồng thời sẽ phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư... 3. Siết khuyến mãi từ 1/7 tránh nạn "mua sim thay thẻ cào" Bộ Thông tin và Truyền thông ra Thông tư về khuyến mãi trong lĩnh vực di động, quy định các mạng di động không được khuyến mãi vượt quá 50% giá trị hàng hoá trước thời điểm khuyến mãi trong lĩnh vực dịch vụ di động sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. Thông tư này đặt dấu chấm hết cho các chương trình khuyến mãi kiểu mua SIM thay thẻ cào. Bên cạnh đó, những “cơn mưa” khuyến mãi của nhà mạng sẽ chấm dứt khi nhà mạng chỉ được khuyến mãi không quá 90 ngày/năm và không được kéo dài quá 45 ngày. Tuy nhiên, sau khi bị xiết khuyến mãi, các mạng di động chạy đua khuyến mãi cho thẻ nạp với mức tặng từ 50% đến 170%. 4. Hacker tấn công Vietnamnet Đêm 5/11, rạng sáng 6/11, hacker đã xâm nhập vào hệ thống máy chủ của báo VietNamNet và thực hiện hành vi phá hoại có chủ đích bằng cách xóa sạch dữ liệu trên ổ cứng của các máy chủ. Trong khi vụ việc đang được báo cáo tới cơ quan chức năng để điều tra, ngày 22/11, hacker tiếp tục phá hoại, làm ngừng trệ mọi hoạt động của báo VietNamNet. Ngay sau đó, các cơ quan an ninh về tội phạm công nghệ cao đã vào cuộc điều tra, thu thập bằng chứng và tiến hành truy tìm thủ phạm. Tuy nhiên, sáng ngày 6/12, hacker tiếp tục lấy trộm một số tài khoản phần mềm quản trị nội dung của VietNamNet để chèn lên báo các nội dung mạo danh, bôi xấu uy tín cá nhân và gây mâu thuẫn nội bộ. Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để tìm thủ phạm. 5. Các đại gia di động "cắn răng" chia sẻ lợi nhuận với Quả táo khuyết! Ngày 24/3/2010, VinaPhone và Viettel công bố giá bán và các gói cước đi kèm với dòng điện thoại iPhone. Tuy nhiên, sự việc Việt Nam có tên trên bản đồ phân phối iPhone của Apple cũng là “nỗi đau” của các nhà mạng bởi lần đầu tiên họ phải “cắn răng” chia sẻ lợi nhuận với Apple bằng việc bù giá cho iPhone. Sự kiện “quả táo khuyết” còn mang dư chấn bởi sự im hơi lặng tiếng của MobiFone, dù trước đó mạng này đã tuyên bố sẽ phân phối iPhone. 6. Thuê bao đăng ký trên 3 SIM/mạng phải đăng ký lại thông tin Ngày 5/1/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chấp thuận đề nghị lùi thời gian “trảm” thuê bao sở hữu trên 3 SIM chưa đăng ký lại đến ngày 31/1/2010. Tại thời điểm đó, theo số liệu báo cáo của các mạng di động còn khoảng trên 3,5 triệu SIM thuộc diện phải đăng ký lại thông tin theo quy định một người không được sở hữu trên 3 SIM/mạng nhưng chưa tiến hành đăng ký lại. Bộ sẽ chuyển toàn bộ cơ sở dữ liệu số liệu thuê bao của các mạng di động này cho Bộ Công an để đối soát dữ liệu với cơ sở dữ liệu chứng minh thư mà Bộ Công an đang nắm giữ. 7. FPT mua cổ phần của EVN Telecom Tháng 11/2010, FPT và Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) tuyên bố sẽ mua hơn 50% cổ phần EVN Telecom là dấu hiệu khởi đầu hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các mạng di động của Việt Nam. Trước đó, Tập đoàn Điện lực cũng vừa có buổi gặp với một mạng di động lớn của Việt Nam đề cập đến vấn đề “sang tên, chuyển khẩu” mạng đi dộng EVN Telecom, song cuộc gặp gỡ này không có kết quả. Việc mua lại cổ phần của EVN Telecom thể hiện khát vọng của FPT muốn vào thị trường di động nhanh nhất bằng việc mua lại mạng di động đang cung cấp dịch vụ để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có. 7. Viettel đẩy mạnh đầu tư sang thị trường quốc tế Sau các thị trường gần gũi Việt Nam, nằm ở Châu Á, Viettel đã bắt đầu mở rộng sang các thị trường xa hơn, khó khăn hơn là Châu Mỹ (Haiti) và Châu Phi (Mozambique). Viettel đang là mạng di động có vùng phủ sóng lớn nhất tại Campuchia và dự tính sẽ trở thành nhà mạng có số thuê bao lớn nhất tại đất nước chùa tháp này. Tại Lào, Viettel cũng đang là nhà mạng có vùng phủ sóng rộng nhất và bắt đầu kinh doanh có lãi. Mục tiêu của Viettel đến năm 2015 là sẽ có thị trường quy mô 300 – 500 triệu dân. 9. CityPhone "hạ cánh" trước thời hạn. Ngày 19/12/2002, CityPhone chính thức được khai trương trên địa bàn Hà Nội và cung cấp tại TP.HCM từ ngày 27/2/2003. Thời điểm đó, VNPT cho rằng, CityPhone nhắm đến mục tiêu “quét” khách hàng bình dân ít có nhu cầu di chuyển ra khỏi thành phố. Cũng tại thời điểm đó, nhiều ý kiến khẳng định CityPhone là “cái chết báo trước” bởi đây là công nghệ lạc hậu. Thời gian qua, CityPhone bị thua lỗ bởi tiền thu không đủ chi phí. Sau 7 năm cung cấp dịch vụ, với những khó khăn chồng chất chủ yếu do hạn chế về công nghệ lạc hậu, VNPT đã quyết định cho CityPhone “hạ cánh” trước thời hạn. 10. SK rút vốn khỏi S-Fone đẩy doanh nghiệp này vào tình trạng khốn khó. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh của mạng di động S-Fone đã đến hồi kết thúc sau khi toàn bộ nhân sự phía đối tác SK Telecom (Hàn Quốc) rút về nước trong tháng 1/2010. S-Fone sẽ chính thức được Saigon Postel (SPT) quản lý, vận hành và đầu tư phát triển vào giữa năm nay. (SK Telecom và SPT đã ra mắt dự án mạng di động S-Fone với vốn đầu tư ban đầu là 230 triệu USD vào năm 2001 để cung cấp dịch vụ di động CDMA ở Việt Nam). Sau sự việc này, SPT sẽ buộc phải tìm đối tác mới để “chống lưng” cho mạng S-Fone. Trong khi công nghệ CDMA đang thoái trào thì việc tìm kiếm đối tác cho S-Fone là việc vô cùng khó khăn./.
Trung Hiền (Vietnam+)