Nhật báo Metro của Hà Lan hôm 9/11 đã phải xin lỗi độc giả sau khi chuyên mục của cây bút Luuk Koelman đăng bài viết nhạo báng người đồng tính, đồng thời châm chọc vụ tự sát của một sinh viên 20 tuổi, người đã kết liễu đời mình sau nhiều năm bị bắt nạt.
Trước đó, sinh viên Tim Ribberink, người đang theo học ở một trường sư phạm ở địa phương, đã kết liễu đời mình hôm 1/11.
Ribberink để lại một lá thư tuyệt mệnh cho cha mẹ, trong đó có có viết ra những nỗi lòng dằn vặt về giới tính, rằng cậu “luôn bị nhạo báng suốt cả đời.”
Sau đó, cha mẹ của Ribberink đã thu hút sự chú ý của cả nước Hà Lan khi đăng một bài báo dưới dạng thư ngỏ, cảnh báo về thực trạng tự sát trong giới trẻ, đăng kèm tấm ảnh Ribberink mỉm cười trên một tờ báo ở Enschede.
Đáp lại bức thư ngỏ này, dưới bài viết có tiêu đề “Gửi cha mẹ của Tim Ribberink”, tác giả Koelman đã giả đặt mình vào vị trí của biên tập viên tờ Katholiek Nieuwsblad (vốn rất bảo thủ trong vấn đề giới tính) là Mariska de Haas để nêu quan điểm có tính nhạo báng cậu sinh viên yểu mệnh, ám chỉ cậu là một kẻ đồng tính.
Sau đó, tờ Metro cũng như tác giả Koelman đã hứng chịu sự phản đối dữ dội, buộc tờ Metro phải cho đăng một dòng xin lỗi ở ngay trang 2 của báo này. Bài viết của Koelman trên trang điện tử của báo cũng bị gỡ bỏ sau khi cha mẹ của Ribberink yêu cầu.
Trong khi đó, biên tập viên De Haas, người mà Koelman đã mạo danh trong bài viết trên, cho biết mình đã nhận được nhiều đe dọa tính mạng sau khi bị nhầm lẫn là tác giả của bài báo./.
Trước đó, sinh viên Tim Ribberink, người đang theo học ở một trường sư phạm ở địa phương, đã kết liễu đời mình hôm 1/11.
Ribberink để lại một lá thư tuyệt mệnh cho cha mẹ, trong đó có có viết ra những nỗi lòng dằn vặt về giới tính, rằng cậu “luôn bị nhạo báng suốt cả đời.”
Sau đó, cha mẹ của Ribberink đã thu hút sự chú ý của cả nước Hà Lan khi đăng một bài báo dưới dạng thư ngỏ, cảnh báo về thực trạng tự sát trong giới trẻ, đăng kèm tấm ảnh Ribberink mỉm cười trên một tờ báo ở Enschede.
Đáp lại bức thư ngỏ này, dưới bài viết có tiêu đề “Gửi cha mẹ của Tim Ribberink”, tác giả Koelman đã giả đặt mình vào vị trí của biên tập viên tờ Katholiek Nieuwsblad (vốn rất bảo thủ trong vấn đề giới tính) là Mariska de Haas để nêu quan điểm có tính nhạo báng cậu sinh viên yểu mệnh, ám chỉ cậu là một kẻ đồng tính.
Sau đó, tờ Metro cũng như tác giả Koelman đã hứng chịu sự phản đối dữ dội, buộc tờ Metro phải cho đăng một dòng xin lỗi ở ngay trang 2 của báo này. Bài viết của Koelman trên trang điện tử của báo cũng bị gỡ bỏ sau khi cha mẹ của Ribberink yêu cầu.
Trong khi đó, biên tập viên De Haas, người mà Koelman đã mạo danh trong bài viết trên, cho biết mình đã nhận được nhiều đe dọa tính mạng sau khi bị nhầm lẫn là tác giả của bài báo./.
Trà My (Vietnam+)