Ngày 4/4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” (do Liên minh Châu Âu tài trợ, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc thực hiện) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Diễn đàn này nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Tại diễn đàn, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã giới thiệu kinh nghiệm trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; vai trò, cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam; thảo luận về những thách thức và các giải pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đại diện các doanh nghiệp như Tổng Công ty May 10, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị mình.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo (Cục Sở hữu trí tuệ) Nguyễn Văn Bảy đã giới thiệu về vai trò và cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ; hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các nguyên tắc bảo hộ như căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên...
Theo ông Bảy, thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thức mang lại.
Nếu không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro như mất thương hiệu, mất quyền sáng chế, mất quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, mất bí mật thiết kế và sẽ bị các đối thủ khác cạnh tranh không lành mạnh...
Khẳng định lợi ích của việc chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam Trần Quang Hùng cho rằng, đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao, quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh và phát triển.
Sở hữu trí tuệ cần được bảo vệ như tài sản chủ yếu, có giá trị nhất của doanh nghiệp.
Đăng ký sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi như độc quyền ý tưởng, kiểu dáng, nhãn hiệu, thông tin sáng chế sản phẩm, tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ trên thương trường.
Tài sản trí tuệ được chú trọng, khai thác tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh, doanh thu, thị phần và lợi nhuận./.
Diễn đàn này nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Tại diễn đàn, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã giới thiệu kinh nghiệm trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; vai trò, cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam; thảo luận về những thách thức và các giải pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đại diện các doanh nghiệp như Tổng Công ty May 10, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị mình.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo (Cục Sở hữu trí tuệ) Nguyễn Văn Bảy đã giới thiệu về vai trò và cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ; hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các nguyên tắc bảo hộ như căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên...
Theo ông Bảy, thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thức mang lại.
Nếu không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro như mất thương hiệu, mất quyền sáng chế, mất quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, mất bí mật thiết kế và sẽ bị các đối thủ khác cạnh tranh không lành mạnh...
Khẳng định lợi ích của việc chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam Trần Quang Hùng cho rằng, đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao, quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh và phát triển.
Sở hữu trí tuệ cần được bảo vệ như tài sản chủ yếu, có giá trị nhất của doanh nghiệp.
Đăng ký sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi như độc quyền ý tưởng, kiểu dáng, nhãn hiệu, thông tin sáng chế sản phẩm, tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ trên thương trường.
Tài sản trí tuệ được chú trọng, khai thác tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh, doanh thu, thị phần và lợi nhuận./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)