Đà tăng của giá dầu tại thị trường châu Á trong hôm trước không kéo dài được lâu, khi mà sang phiên giao dịch 25/7, “vàng đen” lại đảo chiều đi xuống và nguyên nhân chính vẫn là mối lo dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 9/2012 giảm 32 xu, xuống 88,18 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 38 xu, xuống còn 103,04 USD/thùng.
Việc lãi suất cho vay của Chính phủ Tây Ban Nha liên tục tăng mạnh, lên tới trên 7,5%, đã khiến giới đầu tư hoang mang và làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu này có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland... khi phải viện tới gói cứu trợ tài chính của các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, niềm tin của thị trường cũng bị tổn thương đáng kể sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s hạ mức đánh giá triển vọng kinh tế của ba nước châu Âu là Đức, Luxembourg và Hà Lan từ “tích cực” xuống “tiêu cực,” báo hiệu rằng những khó khăn tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ còn kéo dài.
Đêm trước (24/7), tại thị trường phương Tây, dầu thô kỳ hạn đã tăng giá nhẹ, sau khi Trung Quốc công bố số liệu đáng khích lệ của lĩnh vực chế tạo trong tháng 7/2012.
Ngân hàng HSBC cho biết Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - thước đo hoạt động của lĩnh vực chế tạo - đã chạm mức cao nhất trong năm tháng qua là 49,5 trong tháng 7/2012, so với 48,2 vào tháng trước.
Chốt phiên 24/7 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 36 xu lên 88,50 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 16 xu lên 103,42 USD/thùng.
Cũng trong phiên giao dịch này, giá các mặt hàng năng lượng khác có sự biến động khá lớn.
Cụ thể, giá xăng giao tháng 8/2012 giảm mạnh 6 xu, tương đương 2%, xuống còn 2,82 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá dầu sưởi giảm 1 xu xuống 2,82 USD/gallon, khí tự nhiên cũng hạ 7 xu, xuống 3,19 USD/ triệu BTU./.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 9/2012 giảm 32 xu, xuống 88,18 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 38 xu, xuống còn 103,04 USD/thùng.
Việc lãi suất cho vay của Chính phủ Tây Ban Nha liên tục tăng mạnh, lên tới trên 7,5%, đã khiến giới đầu tư hoang mang và làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu này có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland... khi phải viện tới gói cứu trợ tài chính của các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, niềm tin của thị trường cũng bị tổn thương đáng kể sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s hạ mức đánh giá triển vọng kinh tế của ba nước châu Âu là Đức, Luxembourg và Hà Lan từ “tích cực” xuống “tiêu cực,” báo hiệu rằng những khó khăn tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ còn kéo dài.
Đêm trước (24/7), tại thị trường phương Tây, dầu thô kỳ hạn đã tăng giá nhẹ, sau khi Trung Quốc công bố số liệu đáng khích lệ của lĩnh vực chế tạo trong tháng 7/2012.
Ngân hàng HSBC cho biết Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - thước đo hoạt động của lĩnh vực chế tạo - đã chạm mức cao nhất trong năm tháng qua là 49,5 trong tháng 7/2012, so với 48,2 vào tháng trước.
Chốt phiên 24/7 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 36 xu lên 88,50 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 16 xu lên 103,42 USD/thùng.
Cũng trong phiên giao dịch này, giá các mặt hàng năng lượng khác có sự biến động khá lớn.
Cụ thể, giá xăng giao tháng 8/2012 giảm mạnh 6 xu, tương đương 2%, xuống còn 2,82 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá dầu sưởi giảm 1 xu xuống 2,82 USD/gallon, khí tự nhiên cũng hạ 7 xu, xuống 3,19 USD/ triệu BTU./.
Minh Trang (TTXVN)