Ngày 17/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích Phật viện Đồng Dương với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, khảo cổ trên toàn quốc.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đánh giá cao công trình Phật viện Đồng Dương cả về giá trị văn hóa lẫn giá trị lịch sử, khảo cổ.
Các quy chế, nguyên tắc trong việc bảo quản, tu bổ cũng đã được đại biểu đưa ra thảo luận là chỉ tiến hành khi cần thiết và dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải đảm bảo tính nguyên gốc, chân xác, toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
Các chuyên gia nhấn mạnh các hoạt động bảo quản, gia cố được ưu tiên trước khi áp dụng các biện pháp tu bổ phục hồi khác. Việc thay thế các kỹ thuật truyền thống bằng các kỹ thuật, chất liệu mới cần phải thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác khi áp dụng.
Tại hội thảo, một số kinh nghiệm bảo tồn di tích trên thế giới... cũng được giới thiệu.
Phật viện Đồng Dương nằm trên địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Theo nội dung tấm bia tìm thấy ở Đồng Dương, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện phật giáo và đền thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Tính chất phật giáo đại thừa của tu viện này được thể hiện qua nội dung bi ký cũng như tác phẩm điêu khắc khác.
Năm 1902, H. Parmentier đã khai quật di tích Đồng Dương và tìm thấy khu kiến trúc chính của khu đền thờ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá.
Theo khảo tả, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bổ trên một trục từ Tây sang Đông có chiều dài khoảng 1.300m. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m. Khu đền thờ chính có 3 nhóm kiến trúc kéo dài trục Đông Tây, các nhóm này được phân cách nhau bởi những bờ tường xây gạch.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc tìm thấy ở Phật viện Đồng Dương hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng.
Những tác phẩm điêu khắc của thời kỳ này mang những yếu tố của Phật giáo đại thừa kết hợp với nghệ thuật Ấn Độ giáo, cùng với sự sáng tạo độc đáo của những nghệ nhân bản địa, đã hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Chămpa từ giữa đến cuối thế kỷ IX.
Đáng tiếc là khu di tích quan trọng vào bậc nhất của kiến trúc phật giáo Chămpa đã bị tàn phá bởi thiên nhiên và chiến tranh. Hiện nay, trong khu di tích này chỉ còn một mảng tường tháp cổng mà nhân dân địa phương thường gọi là “Tháp Sáng” cùng với nền móng các công trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc.
Với giá trị văn hóa-lịch sử của di tích, ngày 21/9/2000, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định xếp hạng Phật viện Đồng Dương là di tích quốc gia./.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đánh giá cao công trình Phật viện Đồng Dương cả về giá trị văn hóa lẫn giá trị lịch sử, khảo cổ.
Các quy chế, nguyên tắc trong việc bảo quản, tu bổ cũng đã được đại biểu đưa ra thảo luận là chỉ tiến hành khi cần thiết và dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải đảm bảo tính nguyên gốc, chân xác, toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
Các chuyên gia nhấn mạnh các hoạt động bảo quản, gia cố được ưu tiên trước khi áp dụng các biện pháp tu bổ phục hồi khác. Việc thay thế các kỹ thuật truyền thống bằng các kỹ thuật, chất liệu mới cần phải thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác khi áp dụng.
Tại hội thảo, một số kinh nghiệm bảo tồn di tích trên thế giới... cũng được giới thiệu.
Phật viện Đồng Dương nằm trên địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Theo nội dung tấm bia tìm thấy ở Đồng Dương, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện phật giáo và đền thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Tính chất phật giáo đại thừa của tu viện này được thể hiện qua nội dung bi ký cũng như tác phẩm điêu khắc khác.
Năm 1902, H. Parmentier đã khai quật di tích Đồng Dương và tìm thấy khu kiến trúc chính của khu đền thờ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá.
Theo khảo tả, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bổ trên một trục từ Tây sang Đông có chiều dài khoảng 1.300m. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m. Khu đền thờ chính có 3 nhóm kiến trúc kéo dài trục Đông Tây, các nhóm này được phân cách nhau bởi những bờ tường xây gạch.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc tìm thấy ở Phật viện Đồng Dương hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng.
Những tác phẩm điêu khắc của thời kỳ này mang những yếu tố của Phật giáo đại thừa kết hợp với nghệ thuật Ấn Độ giáo, cùng với sự sáng tạo độc đáo của những nghệ nhân bản địa, đã hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Chămpa từ giữa đến cuối thế kỷ IX.
Đáng tiếc là khu di tích quan trọng vào bậc nhất của kiến trúc phật giáo Chămpa đã bị tàn phá bởi thiên nhiên và chiến tranh. Hiện nay, trong khu di tích này chỉ còn một mảng tường tháp cổng mà nhân dân địa phương thường gọi là “Tháp Sáng” cùng với nền móng các công trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc.
Với giá trị văn hóa-lịch sử của di tích, ngày 21/9/2000, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định xếp hạng Phật viện Đồng Dương là di tích quốc gia./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)