Chuyên gia hàng đầu thế giới trong ngành bảo hiểm bão, ông Ernst Rauch, ngày 10/2 dự đoán trận bão tuyết lịch sử đang hoành hành tại miền Đông nước Mỹ có thể gây thiệt hại nhiều tỷ USD.
Ông Rauch cho rằng thiệt hại do đợt bão tuyết này gây ra có thể tương đương với thiệt hại khoảng 2 tỷ USD của đợt bão tuyết hồi năm 1983. Tuy nhiên, ông cho biết số tiền nói trên chưa bao gồm khoản thiệt hại khi các cơ quan công sở buộc phải đóng cửa.
Tính riêng tại thủ đô Washington, ước tính chính phủ bị thiệt hại tới 100 triệu USD mỗi ngày do các cơ quan công sở phải tạm ngừng hoạt động. Vì vậy, ngân sách của chính phủ sẽ thâm hụt thêm 500 triệu USD nếu các cơ quan liên bang phải đóng cửa đến hết tuần do bão tuyết.
Trong khi đó, tại thành phố New York, các trường học và Liên hợp quốc cũng đã phải đóng cửa do bão tuyết. Tất cả các nhân viên của Liên hợp quốc đều phải làm việc tại nhà. Riêng khu vực Phố Wall, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.
Cùng ngày, Cục Khí tượng Quốc gia Mỹ (NWS) đã phải sử dụng cụm từ "đặc biệt nguy hiểm" và "trận bão tuyết nguy hiểm đến tính mạng con người" để nói về tình hình tại thủ đô Washington và các bang bên bờ biển phía Đông nước Mỹ là Virginia, Maryland, New Jersey, Philadelphia, Delaware, Illinois và New York.
Liên tiếp hai trận bão tuyết kinh hoàng đổ vào khu vực này kể từ ngày 6/2 đã khiến nhiều khu vực trong vùng bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày từ 90-140cm, cao hơn khoảng 15cm so với kỷ lục của năm 1884 và 1899, buộc chính quyền các địa phương phải duy trì tình trạng khẩn cấp.
Hiện hàng nghìn hộ gia đình tại thủ đô và các bang lân cận tiếp tục không có điện sử dụng do công ty điện lực khu vực thủ đô đã tạm ngưng hoạt động để sửa chữa hệ thống cấp điện ít nhất đến ngày 14/2. Công ty cung cấp dịch vụ khẩn cấp của bang Virginia cũng ra thông báo để đảm bảo an toàn cho nhân viên và người dân, tất cả các hoạt động ủi tuyết đều bị tạm ngừng cho đến khi điều kiện thời tiết tốt hơn.
Hàng nghìn chuyến bay đến và đi của các sân bay tại khu vực thủ đô và các bang bị tuyết hoành hành đã bị hoãn cho đến khi điều kiện thời tiết cho phép. Các hoạt động vận chuyển công cộng bằng tàu hỏa, ôtô buýt và tàu điện ngầm vẫn bị hạn chế nhiều. Dự kiến, các trường học thuộc các địa phương nói trên sẽ đóng cửa đến hết tuần này.
Trái ngược với giá lạnh của Mỹ, các nước châu Mỹ khác trong đó có Brazil, Ecuador, Mexico lại đang phải trải qua một đợt nắng nóng và khô hạn kỷ lục hoặc phải hứng chịu lũ lụt khủng khiếp do ảnh hưởng của El Nino. Nhiệt độ tại thủ đô Rio de Janeiro của Brazil trong ngày 9/2 đã lên tới hơn 46,3 độ C - mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua, thậm chí còn cao hơn cả nhiệt độ đã đo được ở sa mạc Sahara.
Ước tính 32 người tại thành phố Santos, miền Nam Brazil đã thiệt mạng do nắng nóng. Hiện chưa có thống kê về số người thiệt mạng vì nắng nóng tại thủ đô Rio de Janeir. Trung tâm nghiên cứu và dự báo khí hậu Brazil dự báo El Nino có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tại nước này đến cuối tháng 3 tới.
Một quốc gia khác của châu Mỹ là Ecuador cũng đang phải chịu cảnh hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Venezuela cũng chịu cảnh khô hạn tương tự, buộc Tổng thống nước này Hugo Chavez tuyên bố tình trạng khẩn cấp về điện.
Trong khi đó, lũ lụt tại Mexico đã làm 42 người thiệt mạng khi các trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống tại nhiều vùng trong cả nước. Lũ lụt cũng khiến 10 người thiệt mạng và khoảng 22.000 gia đình ở Bolivia bị ảnh hưởng. Chính quyền thủ đô Buenos Aires của Argentina đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do lo ngại nước lớn trên sông Parana có thể làm vỡ đê./.
Ông Rauch cho rằng thiệt hại do đợt bão tuyết này gây ra có thể tương đương với thiệt hại khoảng 2 tỷ USD của đợt bão tuyết hồi năm 1983. Tuy nhiên, ông cho biết số tiền nói trên chưa bao gồm khoản thiệt hại khi các cơ quan công sở buộc phải đóng cửa.
Tính riêng tại thủ đô Washington, ước tính chính phủ bị thiệt hại tới 100 triệu USD mỗi ngày do các cơ quan công sở phải tạm ngừng hoạt động. Vì vậy, ngân sách của chính phủ sẽ thâm hụt thêm 500 triệu USD nếu các cơ quan liên bang phải đóng cửa đến hết tuần do bão tuyết.
Trong khi đó, tại thành phố New York, các trường học và Liên hợp quốc cũng đã phải đóng cửa do bão tuyết. Tất cả các nhân viên của Liên hợp quốc đều phải làm việc tại nhà. Riêng khu vực Phố Wall, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.
Cùng ngày, Cục Khí tượng Quốc gia Mỹ (NWS) đã phải sử dụng cụm từ "đặc biệt nguy hiểm" và "trận bão tuyết nguy hiểm đến tính mạng con người" để nói về tình hình tại thủ đô Washington và các bang bên bờ biển phía Đông nước Mỹ là Virginia, Maryland, New Jersey, Philadelphia, Delaware, Illinois và New York.
Liên tiếp hai trận bão tuyết kinh hoàng đổ vào khu vực này kể từ ngày 6/2 đã khiến nhiều khu vực trong vùng bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày từ 90-140cm, cao hơn khoảng 15cm so với kỷ lục của năm 1884 và 1899, buộc chính quyền các địa phương phải duy trì tình trạng khẩn cấp.
Hiện hàng nghìn hộ gia đình tại thủ đô và các bang lân cận tiếp tục không có điện sử dụng do công ty điện lực khu vực thủ đô đã tạm ngưng hoạt động để sửa chữa hệ thống cấp điện ít nhất đến ngày 14/2. Công ty cung cấp dịch vụ khẩn cấp của bang Virginia cũng ra thông báo để đảm bảo an toàn cho nhân viên và người dân, tất cả các hoạt động ủi tuyết đều bị tạm ngừng cho đến khi điều kiện thời tiết tốt hơn.
Hàng nghìn chuyến bay đến và đi của các sân bay tại khu vực thủ đô và các bang bị tuyết hoành hành đã bị hoãn cho đến khi điều kiện thời tiết cho phép. Các hoạt động vận chuyển công cộng bằng tàu hỏa, ôtô buýt và tàu điện ngầm vẫn bị hạn chế nhiều. Dự kiến, các trường học thuộc các địa phương nói trên sẽ đóng cửa đến hết tuần này.
Trái ngược với giá lạnh của Mỹ, các nước châu Mỹ khác trong đó có Brazil, Ecuador, Mexico lại đang phải trải qua một đợt nắng nóng và khô hạn kỷ lục hoặc phải hứng chịu lũ lụt khủng khiếp do ảnh hưởng của El Nino. Nhiệt độ tại thủ đô Rio de Janeiro của Brazil trong ngày 9/2 đã lên tới hơn 46,3 độ C - mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua, thậm chí còn cao hơn cả nhiệt độ đã đo được ở sa mạc Sahara.
Ước tính 32 người tại thành phố Santos, miền Nam Brazil đã thiệt mạng do nắng nóng. Hiện chưa có thống kê về số người thiệt mạng vì nắng nóng tại thủ đô Rio de Janeir. Trung tâm nghiên cứu và dự báo khí hậu Brazil dự báo El Nino có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tại nước này đến cuối tháng 3 tới.
Một quốc gia khác của châu Mỹ là Ecuador cũng đang phải chịu cảnh hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Venezuela cũng chịu cảnh khô hạn tương tự, buộc Tổng thống nước này Hugo Chavez tuyên bố tình trạng khẩn cấp về điện.
Trong khi đó, lũ lụt tại Mexico đã làm 42 người thiệt mạng khi các trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống tại nhiều vùng trong cả nước. Lũ lụt cũng khiến 10 người thiệt mạng và khoảng 22.000 gia đình ở Bolivia bị ảnh hưởng. Chính quyền thủ đô Buenos Aires của Argentina đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do lo ngại nước lớn trên sông Parana có thể làm vỡ đê./.
(TTXVN/Vietnam+)