Ngày 6/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng kết Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển (LMPA), giai đoạn 2006-2011.
Đây là hợp phần trong Chương trình Hợp tác phát triển Đan Mạch-Việt Nam trong ngành môi trường.
Hợp phần LMPA đã góp phần tích cực hình thành mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam. Mạng lưới sẽ được mở rộng ra 16 khu bảo tồn biển vào năm 2015, sinh kế và môi trường trong cộng đồng dân cư bên trong và xung quanh khu bảo tồn biển được cải thiện hơn.
Ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc LMPA cho biết, bảo vệ và khôi phục các sinh cảnh có giá trị nhưng không ảnh hưởng tới sinh kế của người dân là mục tiêu chính của LMPA.
Với tổng kinh phí khoảng 28 triệu curon Đan Mạch (khoảng hơn 100 tỷ đồng), kết quả đánh giá LMPA trong sáu năm qua là rất tốt.
Theo ông Phạm Trọng Yên, LMPA đã hỗ trợ thành lập ba Khu bảo tồn biển mới là Phú Quốc, Cồn Cỏ và Hòn Cau; đồng thời hoàn thiện ba kế hoạch quản lý 5 năm cho Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ và Phú Quốc; xây dựng năng lực quản lý Khu bảo tồn biển cho 1.500 lượt cán bộ quản lý các cấp; hoạt động đào tạo dựa theo nhu cầu thực tiễn.
Sự tham gia của cộng đồng và các bên vào công tác bảo tồn biển được coi trọng, mô hình đồng quản lý ở Cù Lao Chàm, Ban bảo tồn biển các thôn, tổ tình nguyện ở Phú Quốc, Núi Chúa và Cồn Cỏ hoạt động khá hiệu quả.
Nhiều loại hình sinh kế tạo dựng môi trường thuận lợi; đầu tư hạ tầng nhỏ (cấp nước), xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải, dịch vụ du lịch trên đảo... đã tác động tích cực tới cải thiện đời sống cộng đồng bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển.
Tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã giảm được thu nhập từ khai thác thủy sản từ 64,4% (năm 2006) xuống hơn 43% (năm 2011), tăng dần dịch vụ du lịch (hơn 11%) với việc thu hút được lượng khách du lịch hiện gấp 7 lần so với năm 2007....
Nhiều đại biểu cho rằng, tài chính và sinh kế là hai vấn đề quan trọng nhất trong công tác bảo tồn biển. Sau khi hợp phần kết thúc, sự cam kết và quan tâm của địa phương, liên ngành; tạo nguồn thu tài chính bền vững đảm bảo hoạt động thường xuyên là rất cần thiết.
Các vấn đề cần ưu tiên như xây dựng quy chế duy trì bền vững sự hỗ trợ cấp cộng đồng; tạo thêm giá trị gia tăng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tập trung sinh kế mới ở cấp hộ gia đình.../.
Đây là hợp phần trong Chương trình Hợp tác phát triển Đan Mạch-Việt Nam trong ngành môi trường.
Hợp phần LMPA đã góp phần tích cực hình thành mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam. Mạng lưới sẽ được mở rộng ra 16 khu bảo tồn biển vào năm 2015, sinh kế và môi trường trong cộng đồng dân cư bên trong và xung quanh khu bảo tồn biển được cải thiện hơn.
Ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc LMPA cho biết, bảo vệ và khôi phục các sinh cảnh có giá trị nhưng không ảnh hưởng tới sinh kế của người dân là mục tiêu chính của LMPA.
Với tổng kinh phí khoảng 28 triệu curon Đan Mạch (khoảng hơn 100 tỷ đồng), kết quả đánh giá LMPA trong sáu năm qua là rất tốt.
Theo ông Phạm Trọng Yên, LMPA đã hỗ trợ thành lập ba Khu bảo tồn biển mới là Phú Quốc, Cồn Cỏ và Hòn Cau; đồng thời hoàn thiện ba kế hoạch quản lý 5 năm cho Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ và Phú Quốc; xây dựng năng lực quản lý Khu bảo tồn biển cho 1.500 lượt cán bộ quản lý các cấp; hoạt động đào tạo dựa theo nhu cầu thực tiễn.
Sự tham gia của cộng đồng và các bên vào công tác bảo tồn biển được coi trọng, mô hình đồng quản lý ở Cù Lao Chàm, Ban bảo tồn biển các thôn, tổ tình nguyện ở Phú Quốc, Núi Chúa và Cồn Cỏ hoạt động khá hiệu quả.
Nhiều loại hình sinh kế tạo dựng môi trường thuận lợi; đầu tư hạ tầng nhỏ (cấp nước), xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải, dịch vụ du lịch trên đảo... đã tác động tích cực tới cải thiện đời sống cộng đồng bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển.
Tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã giảm được thu nhập từ khai thác thủy sản từ 64,4% (năm 2006) xuống hơn 43% (năm 2011), tăng dần dịch vụ du lịch (hơn 11%) với việc thu hút được lượng khách du lịch hiện gấp 7 lần so với năm 2007....
Nhiều đại biểu cho rằng, tài chính và sinh kế là hai vấn đề quan trọng nhất trong công tác bảo tồn biển. Sau khi hợp phần kết thúc, sự cam kết và quan tâm của địa phương, liên ngành; tạo nguồn thu tài chính bền vững đảm bảo hoạt động thường xuyên là rất cần thiết.
Các vấn đề cần ưu tiên như xây dựng quy chế duy trì bền vững sự hỗ trợ cấp cộng đồng; tạo thêm giá trị gia tăng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tập trung sinh kế mới ở cấp hộ gia đình.../.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)