Nhận định về xu hướng thị trường năm 2011, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thị trường bất động sản năm 2011 vẫn phụ thuộc nhiều vào chính sách tài chính, tiền tệ; trong đó có việc giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng bất động sản.
Với các chính sách điều hành như vậy, nguồn vốn vay từ các ngân hàng cho dự án bất động sản vẫn rất khó khăn với mức lãi suất tiếp tục cao trong những tháng đầu năm.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã cho biết như vậy tại buổi gặp mặt Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) với các thành viên, tổ chức chiều 10/3, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản sẽ ổn định hơn do nguồn cung thị trường tăng. Điển hình là tại Hà Nội, một số dự án phải tạm dừng chờ quy hoạch chung sẽ tiếp tục được triển khai do Quy hoạch Thủ đô đang chờ phê duyệt. Ngoài ra, hạ tầng giao thông kết nối giữa đô thị trung tâm và khu vực phụ cận cũng tạo sức hấp dẫn cho các dự án bất động sản khu vực Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh của Hà Nội; quận 2 và quận 9 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường nhà ở cao cấp dự báo sẽ bão hòa trong khi phân khúc nhà ở giá trung bình lại có xu hướng phát triển mạnh do giá bất động sản cao cấp vượt quá xa khả năng chi trả của người dân.
Thêm vào đó, việc kinh doanh bằng hình thức mua đi bán lại những căn hộ cao cấp cũng không đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nên không còn hấp dẫn. Nhu cầu thực sẽ được đáp ứng với phân khúc nhà ở có giá trung bình, tính thanh khoản cao hơn.
Năm 2011, thị trường bất động sản vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 12/2010, vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 18,58 tỷ USD, trong đó dành cho bất động sản đạt 6,8 tỷ USD, chiếm tới 36,8%. Như vậy, lĩnh vực bất động sản vẫn được đánh giá là có tiềm năng sinh lời và nhu cầu cao.
Theo mục tiêu đặt ra, bình quân nhà ở của Việt Nam năm 2020 đạt 25 m2/đầu người tương đương với 2,5 tỷ m2 nhà ở để đáp ứng quy mô dân số 100 triệu dân.
Hiện nay, cả nước đang có khoảng 1,5 tỷ m2 nhà ở. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra, trong vòng 10 năm tới phải bổ sung khoảng 100 triệu m2 nhà ở mỗi năm./.
Với các chính sách điều hành như vậy, nguồn vốn vay từ các ngân hàng cho dự án bất động sản vẫn rất khó khăn với mức lãi suất tiếp tục cao trong những tháng đầu năm.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã cho biết như vậy tại buổi gặp mặt Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) với các thành viên, tổ chức chiều 10/3, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản sẽ ổn định hơn do nguồn cung thị trường tăng. Điển hình là tại Hà Nội, một số dự án phải tạm dừng chờ quy hoạch chung sẽ tiếp tục được triển khai do Quy hoạch Thủ đô đang chờ phê duyệt. Ngoài ra, hạ tầng giao thông kết nối giữa đô thị trung tâm và khu vực phụ cận cũng tạo sức hấp dẫn cho các dự án bất động sản khu vực Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh của Hà Nội; quận 2 và quận 9 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường nhà ở cao cấp dự báo sẽ bão hòa trong khi phân khúc nhà ở giá trung bình lại có xu hướng phát triển mạnh do giá bất động sản cao cấp vượt quá xa khả năng chi trả của người dân.
Thêm vào đó, việc kinh doanh bằng hình thức mua đi bán lại những căn hộ cao cấp cũng không đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nên không còn hấp dẫn. Nhu cầu thực sẽ được đáp ứng với phân khúc nhà ở có giá trung bình, tính thanh khoản cao hơn.
Năm 2011, thị trường bất động sản vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 12/2010, vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 18,58 tỷ USD, trong đó dành cho bất động sản đạt 6,8 tỷ USD, chiếm tới 36,8%. Như vậy, lĩnh vực bất động sản vẫn được đánh giá là có tiềm năng sinh lời và nhu cầu cao.
Theo mục tiêu đặt ra, bình quân nhà ở của Việt Nam năm 2020 đạt 25 m2/đầu người tương đương với 2,5 tỷ m2 nhà ở để đáp ứng quy mô dân số 100 triệu dân.
Hiện nay, cả nước đang có khoảng 1,5 tỷ m2 nhà ở. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra, trong vòng 10 năm tới phải bổ sung khoảng 100 triệu m2 nhà ở mỗi năm./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)