Bầu cử nghị viện châu Âu với cuộc chiến chống nạn tin giả

Bất chấp những cảnh báo, chiến dịch bầu cử nghị viện châu Âu vẫn bị chú ý bởi làn sóng tin giả, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố chiến thắng trước nạn tin giả.
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg của Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg của Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

AFP đưa tin, bất chấp những cảnh báo, chiến dịch bầu cử nghị viện châu Âu vẫn bị chú ý bởi làn sóng tin giả, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố chiến thắng trước nạn tin giả.

Suốt từ các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, vốn được chú ý bởi thông tin giả lan tràn trên mạng xã hội nhằm lôi kéo cử tri, các nước thành viên EU đã nêu cao tinh thần cảnh giác trước vấn nạn tin giả.

Trong một bước đi chưa từng có tiền lệ diễn ra hồi tháng Hai vừa qua, những người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, Anh và Pháp đã ban hành một tuyên bố chung cảnh báo chống lại việc can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử tại châu Âu.

Các cuộc bầu cử nghị viện EU sẽ được tiến hành tại các nước thành viên từ ngày 23-26/5 và sẽ là một phép thử quan trọng trong việc liệu các hệ thống cảnh báo mới có phát huy tác dụng hay không.

Nguồn tin ngoại giao châu Âu trao đổi với AFP trong điều kiện giấu tên cho biết "hiện là giai đoạn quan trọng. Chúng ta đặc biệt cẩn trọng trong những ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cảnh báo nào trên khắp châu Âu."

Một hệ thống cảnh báo nhanh, với hàng chục nhân viên, đã được thành lập tại Cơ quan hành động đối ngoại của châu Âu để theo dõi sát sao mạng xã hội và cảnh báo nguy cơ rủi ro của sự can thiệp.

Các tập đoàn công nghệ khổng lồ đặc biệt như Facebook, Google và Twitter đặt dưới áp lực mạnh mẽ từ các chính phủ EU để phản ứng tốt hơn và nhanh hơn để gỡ bỏ những tin giả lan tràn trên những trang mạng của họ.

[Ai là ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu?]

Các kênh thông tin, bao gồm cả Hãng thông tấn của Pháp (AFP), cũng đã tìm cách đấu tranh với nạn tin giải, bằng cách thành lập các cơ quan kiểm chứng sự thật mà có thể phủ nhận hoàn toàn thông tin giả.

Chiến dịch hợp tác rõ ràng?

Nếu các cuộc bầu cử EU cho thấy sự cải thiện, câu hỏi khác được đặt ra là liệu điều này là do tình hình đã được cải thiện hay chỉ là dấu hiệu hơn nữa cho thấy sự thờ ơ trước các cuộc bầu cử, nơi chỉ có 42,5% cử tri đi bỏ phiếu tại thời điểm vào năm 2014.

Quan chức thứ hai của EU cho biết ngay cả khi những ví dụ phức tạp về sự lôi kéo thông tin đã được thông báo thì không ai trong số họ có đủ thẩm quyền để biện minh cho việc đưa ra cảnh báo trên toàn châu Âu. Thỉnh thoảng, có xuất hiện một vài ví dụ không liên quan trực tiếp đến các cuộc bầu cử này, nhưng nhằm làm xói mòn niềm tin vào những thể chế hoặc kích động việc quay lưng lại với người nhập cư, quan chức này cho biết thêm.

Các nước nằm trong số này bao gồm các quốc gia vùng Baltic như Romania, Pháp và Đức với thông tin sai lệch có nguồn gốc tại Nga và Iran. Tuy nhiên, không nước nào trong số những nước kể trên, cho đến thời điểm hiện tại, thuộc diện "chiến dịch hợp tác rõ ràng tìm kiếm sự ảnh hưởng đến cuộc bầu cử," quan chức cho biết.

Facebook đã trải qua cuộc tấn công nặng nề đặc biệt liên quan đến việc sử dụng diễn đàn này trong các cuộc bầu cử Mỹ và đã thừa nhận việc cần thiết phải làm nhiều hơn.

Trang mạng xã hội này đã thành lập một trung tâm khu vực tại Dublin để ngăn chặn việc sử dụng các quảng cáo gửi từ nước ngoài nhằm vào các cử tri.

Bầu cử nghị viện châu Âu với cuộc chiến chống nạn tin giả ảnh 1Biểu tượng Facebook. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một vài chính phủ phương Tây đã trực tiếp cáo buộc Nga tìm cách gây ảnh hưởng đến các kết quả bầu cử bằng cách đưa thông tin giả trên các trang mạng xã hội để gây ảnh hưởng đến các cử tri trước một sự lựa chọn chắc chắn.

Tuy nhiên, Kremkin đã cương quyết phủ nhận cáo buộc trên. Trong khi đó, sự hiện diện của Steve Bannon - cựu chiến lược gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump - tại Pháp trước thềm các cuộc bầu cử EU - đã gây ra căng thẳng trước các cuộc bầu cử.

Cần làm nhiều hơn nữa

Trong phân tích mới nhất của hành động được tiến hành trên nền tảng mạng xã hội để đấu tranh với tin giả, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/5 vừa qua công nhận "nỗ lực không ngừng của Facebook, Google và Twitter đối với những cam kết của họ nhằm tăng tính minh bạch và bảo vệ tính chính xác của các cuộc bầu cử sắp tới."

Tuy nhiên, EC cần phải làm nhiều hơn để củng cố tính chính xác của các dịch vụ quảng cáo của họ, đồng thời cơ quan này lấy làm tiếc khi Google và Twitter đã không thể phát triển và thực thi những chính sách cho "nhận biết và phơi bày công khai" của những quảng cáo có vấn đề. 

Mạng lưới hoạt động trực tuyến Avaaz cho biết sau một trong những chiến dịch hoạt động của mạng lưới này, Facebook đã đóng cửa 23 trang Facebook của người Italy với hơn 2,46 triệu người theo dõi mà đã lan truyền thông tin giả và chống nhập cư, chống lại việc sử dụng vắcxin và chống lại việc sử dụng ngôn ngữ của người dân tại khu vực bắc Phi trước các cuộc bầu cử EU.

Christoph Schott, Giám đốc chiến dịch Avaaz nói: "Facebook đã thực hiện rất tốt khi đóng cửa những trang như vậy, tuy nhiên Facebook cần làm nhiều hơn nữa và phải làm thật nhanh"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục