Vì sao các nhà lãnh đạo cực hữu tìm cách khuấy đảo chính trị châu Âu?

Những người dân tộc chủ nghĩa, những người dân túy cánh tả và những người bảo thủ hoài nghi châu Âu đang hy vọng có thể phá vỡ sự đồng thuận của Liên minh châu Âu.
Vì sao các nhà lãnh đạo cực hữu tìm cách khuấy đảo chính trị châu Âu? ảnh 1Trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp ngày 19/5/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo mạng tin Dailysabah, trong bối cảnh hơn 400 triệu cử tri châu Âu tại 20 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành các cuộc bỏ phiếu bầu ra Nghị viện châu Âu trong tuần này, những người dân tộc chủ nghĩa, những người dân túy cánh tả và những người bảo thủ hoài nghi châu Âu đang hy vọng có thể phá vỡ sự đồng thuận của Brussels.

Các nhà lãnh đạo dân túy cánh tả đến từ khắp châu Âu đã tán dương quan điểm của họ về việc sẽ thay đổi lịch sử tại châu lục này trong một buổi tụ họp diễn ra ở Milan ngày 18/5.

Buổi tụ họp này nhằm tạo ra một liên minh xuyên châu Âu cho những người cực hữu đang tìm cách khuấy đảo nền chính trị của EU, vốn xưa nay luôn chịu sự chi phối của các đảng trung hữu, tự do và trung tả.

Đây là một thành tựu lớn đối với phong trào đang ngày càng mở rộng này, trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 23-26/5 tại tất cả 28 quốc gia thành viên EU.

Hàng nghìn người đã tụ tập phía trước Nhà thờ chính tòa nổi tiếng ở Milan (hay còn gọi là Duomo) để chào mừng Bộ trưởng Nội vụ Italy có tư tưởng chống nhập cư Matteo Salvini - người đứng đầu đảng Liên đoàn cánh tả của Italy - và liên minh mới của ông gồm các đảng theo chủ nghĩa dân tộc.

Những người có mặt tại buổi míttinh này bao gồm Marine Le Pen - Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia của Pháp; Geert Wilders - một người dân túy đứng đầu đảng Tự do của Hà Lan; và Joerg Meuthen - lãnh đạo đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD). Trong bài phát biểu tại buổi mít tinh, Meuthen nói: "Chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên chính trị mới". Ông cũng cáo buộc "những nhà kỹ trị ngạo mạn" đã phá hủy châu Âu và cam kết sẽ hạ bệ giới chóp bu chính trị.

Bà Le Pen ca ngợi "siêu nhóm" hoài nghi châu Âu

Trong bài phát biểu tại Milan, bà Le Pen đã nhắc lại ý tưởng của bà về việc thành lập một "siêu nhóm" với các đảng chính trị khác có cùng tư tưởng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới.

Bà cho rằng một liên minh như vậy có thể thay đổi cấu trúc của EU "lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ."

Bà Le Pen nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người tự coi mình là "cứu tinh" của châu Âu - nên từ chức nếu ông không thành công trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Bất chấp bước thụt lùi chính trị của một thành viên then chốt trong nhóm Các quốc gia và tự do châu Âu (ENF), bà Le Pen dự đoán rằng nhóm này "sẽ tạo ra một kỳ tích lịch sử, đi từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 3 hoặc có thể là thứ 2" trong số các nhóm đảng lớn ở Nghị viện châu Âu.

Phe cánh tả được dự đoán sẽ đạt kết quả tốt trong các cuộc bầu cử sắp tới, nhưng việc họ hợp nhất thành một liên minh đơn nhất sẽ là một nhiệm vụ khó khăn. Các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện vào giai đoạn bắt đầu chiến dịch tranh cử cho thấy khoảng 173 thành viên của các nhóm cánh tả sẽ đắc cử.

[Đức khẳng định tầm quan trọng của một EU mạnh mẽ và thống nhất]

Các đảng trong nhóm cánh tả có chung các mục tiêu lớn là trả lại quyền lực cho các nước thành viên EU, hạn chế nhập cư và thúc đẩy tư tưởng bài Hồi giáo trong khối EU. Tuy nhiên, các đảng này thường có các chính sách kinh tế và xã hội khác nhau, trong đó có kỷ luật ngân sách. Điều đó có nghĩa rằng họ sẽ phải chật vật để đưa ra một chương trình nghị sự chính sách thống nhất.

Trong khi đó, ngày 18/5, buổi míttinh của phe cực hữu tại Milan cũng thu hút những người biểu tình đối lập là các nhóm và các chính trị gia cánh tả. Những biểu ngữ được treo trên các tòa nhà gần đó kêu gọi "Trở lại nhân tính" và "Chỉ có cầu, không có tường". Pháp và Đức là hai "đối thủ nặng ký" ở châu Âu, và cả hai nước này cũng trông mong vào sự hợp tác từ các chính phủ ủng hộ châu Âu là Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và nhiều quốc gia khác.

Bê bối của phe cực hữu ở Áo

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 18/5 nói rằng các chính trị gia châu Âu "phải đứng lên chống lại" các chính trị gia cực hữu "bán rẻ bản thân," sau vụ việc một video quay lén được tiết lộ khiến Phó Thủ tướng Áo Heinz-Christian Strache phải từ chức vì những cáo buộc cho rằng ông đã tham nhũng.

Trong khi các đảng cực hữu bác bỏ các giá trị như bảo vệ thiểu số và quyền cơ bản của con người, bà Merkel phát biểu trong một buổi họp báo ở thủ đô Zagreb của Croatia: "Các chính trị gia 'bán rẻ bản thân mình' đều có một vai trò và chúng ta phải hành động kiên quyết chống lại tất cả những con người đó."

Báo Der Spiegel và Sueddeutsche Zeitung của Đức tối 17/5 đã công bố một đoạn ghi hình, trong đó cho thấy lãnh đạo đảng Tự do (FPOe) Strache hứa hẹn về những hợp đồng của nhà nước để đổi lấy sự giúp đỡ trong chiến dịch tranh cử của một nhà tài trợ giả mạo người Nga.

Đối mặt với khủng hoảng Brexit (việc Anh rời khỏi EU) và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, cũng trong buổi họp báo tại Zagreb, Thủ tướng Merkel nói: "Chủ nghĩa yêu nước và dự án châu Âu không đối lập nhau. Chủ nghĩa dân tộc là kẻ thù của dự án châu Âu, và chúng ta phải làm rõ điều đó trong những ngày cuối cùng trước khi bầu cử."

Ngày 18/5, sau nhiều giờ reo hò và hô khẩu hiệu, hàng nghìn người biểu tình đã ăn mừng vì sự sụp đổ của chính quyền của Thủ tướng Áo Sebastian Kurz do liên quan tới bê bối tham nhũng nói trên, và các cuộc bầu cử đột xuất sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục