Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn lại kết quả thăm dò dư luận cho thấy đường lối tranh cử giữa hai ứng cử viên Hollande của Đảng Xã Hội và Tổng thống sắp mãn nhiệm Sarkozy, trong tuần cuối cùng trước khi diễn ra vòng hai cuộc tranh cử hầu như không có gì thay đổi, không có gì mới, lợi thế vẫn nghiêng về ứng cử viên Đảng Xã hội.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai ứng cử viên bắt đầu thu hẹp dần, François Hollande bị giảm 1% số phiều đạt tỷ lệ 53%, trong khi đó Nicolas Sarkozy tăng 1% số phiếu đạt 47%.
Đây là cuộc thăm dò của Ipsos Logica Business Consulting, thực hiện trong hai ngày 27 và 28/4, cho báo Le Monde, hãng truyền hình Pháp France télévisions và đài phát thanh Radio France, đăng trên tờ nhật báo Le Monde.
Lý giải về việc giảm nhẹ sự chênh lệch giữa hai ứng cử viên, một số nhà phân tích cho thấy các cử tri của Jean-Luc Melenchon tiếp tục ủng hộ Hollande, nhưng bên cạnh đó vẫn có sự "phân hóa nhỏ."
Trước đây có khoảng 86% cử tri ủng hộ ứng cử viên Đảng xã hội này thì nay chỉ còn 80%. Trong khi đó, ứng cử viên Đảng cánh hữu Sarkozy đang thu hút dần ứng cử viên ủng hộ François Bayrou trong vòng một với tỷ lệ cử tri ủng hộ tăng tử 32% lên đến 40%.
Theo kết quả một nghiên cứu của phái cực hữu cho rằng trong chiến dịch tranh cử vòng hai, Sarkozy không hề có được về sự ủng hộ của cử tri Marine Le Pen. Sự ủng hộ của các cử tri Mặt trận cánh hữu giảm từ 60% xuống còn 54%. Các ứng cử viên sẽ bầu cho Hollande giảm khoảng 4% (từ 18% xuống 14%) là do những cử tri bỏ phiếu trắng hoặc cử tri không đi bầu cử, dự kiến từ 22 đến 32%.
Theo quan sát chung cho thấy, về chiến lược tranh cử của hai ứng cử viên Nicolas Sarkozy và Francois Hollande ở vòng hai này không có sự thay đổi. Tuy nhiên, cả hai vị đang phải đối mặt với những khó khăn do những vụ bê bối gây được công bố mới đây.
Ông Hollande mới đây đã phải lên tiếng bác bỏ mối liên hệ với ông Dominique Strauss-Kahn và ông Sarkozy bị quy kết là từng nhận tiền của chế độ nhà Gaddafi ở Libya. Có lẽ chính vì vậy mà cả hai ứng cử viên này đều tham gia các cuộc biểu tình lớn sẽ diễn ra tại Pháp vào ngày hôm nay 1/5 nhân Ngày quốc tế Lao động để "lấy lòng" các cử tri của mình.
Vì thế họ cho rằng đây không còn thuần túy là các cuộc biểu tình mang tính xã hội mà nó đã "nhuốm" mày sắc chính trị hơn bao giờ hết./.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai ứng cử viên bắt đầu thu hẹp dần, François Hollande bị giảm 1% số phiều đạt tỷ lệ 53%, trong khi đó Nicolas Sarkozy tăng 1% số phiếu đạt 47%.
Đây là cuộc thăm dò của Ipsos Logica Business Consulting, thực hiện trong hai ngày 27 và 28/4, cho báo Le Monde, hãng truyền hình Pháp France télévisions và đài phát thanh Radio France, đăng trên tờ nhật báo Le Monde.
Lý giải về việc giảm nhẹ sự chênh lệch giữa hai ứng cử viên, một số nhà phân tích cho thấy các cử tri của Jean-Luc Melenchon tiếp tục ủng hộ Hollande, nhưng bên cạnh đó vẫn có sự "phân hóa nhỏ."
Trước đây có khoảng 86% cử tri ủng hộ ứng cử viên Đảng xã hội này thì nay chỉ còn 80%. Trong khi đó, ứng cử viên Đảng cánh hữu Sarkozy đang thu hút dần ứng cử viên ủng hộ François Bayrou trong vòng một với tỷ lệ cử tri ủng hộ tăng tử 32% lên đến 40%.
Theo kết quả một nghiên cứu của phái cực hữu cho rằng trong chiến dịch tranh cử vòng hai, Sarkozy không hề có được về sự ủng hộ của cử tri Marine Le Pen. Sự ủng hộ của các cử tri Mặt trận cánh hữu giảm từ 60% xuống còn 54%. Các ứng cử viên sẽ bầu cho Hollande giảm khoảng 4% (từ 18% xuống 14%) là do những cử tri bỏ phiếu trắng hoặc cử tri không đi bầu cử, dự kiến từ 22 đến 32%.
Theo quan sát chung cho thấy, về chiến lược tranh cử của hai ứng cử viên Nicolas Sarkozy và Francois Hollande ở vòng hai này không có sự thay đổi. Tuy nhiên, cả hai vị đang phải đối mặt với những khó khăn do những vụ bê bối gây được công bố mới đây.
Ông Hollande mới đây đã phải lên tiếng bác bỏ mối liên hệ với ông Dominique Strauss-Kahn và ông Sarkozy bị quy kết là từng nhận tiền của chế độ nhà Gaddafi ở Libya. Có lẽ chính vì vậy mà cả hai ứng cử viên này đều tham gia các cuộc biểu tình lớn sẽ diễn ra tại Pháp vào ngày hôm nay 1/5 nhân Ngày quốc tế Lao động để "lấy lòng" các cử tri của mình.
Vì thế họ cho rằng đây không còn thuần túy là các cuộc biểu tình mang tính xã hội mà nó đã "nhuốm" mày sắc chính trị hơn bao giờ hết./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)