Ngày 20/4, các ứng cử viên tham gia cuộc đua giành chức tổng thống Pháp đã có trận quyết đấu xoay quanh vấn đề khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone trước khi chiến dịch vận động tranh cử kết thúc vào lúc nửa đêm cùng ngày.
Phát biểu trên Đài phát thanh RTL, ứng cử viên-đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cho rằng ông đã giúp dẫn dắt Eurozone vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ công và nguy cơ đồng tiền chung châu Âu tan vỡ không còn tồn tại nữa.
Theo ông Sarkozy, Eurozone "đang trong thời kỳ dưỡng bệnh", vì vậy, các nước thành viên khu vực không được mắc thêm bất kỳ sai lầm nào.
Đối với nước Pháp, Tổng thống Sarkozy khẳng định nếu quốc gia này lơ là với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ thì sẽ phải chịu chung số phận xin cứu trợ vỡ nợ với Tây Ban Nha.
Ứng cử viên UMP chỉ trích đối thủ thuộc đảng cánh tả Xã hội (PS) Francois Hollande không thực sự là người đứng đầu PS trong 10 năm nắm giữ cương vị này.
Về phần mình, ứng cử viên Hollande chỉ trích Tổng thống Sarkozy quản lý yếu kém các hoạt động tài chính công của Pháp. Phát biểu trên Đài phát thanh "Châu Âu 1," sau khi khẳng định những khó khăn về ngân sách của Pháp là hệ quả 5 năm nước Pháp nằm dưới sự chèo lái của ông Sarkozy với những chính sách tài chính thiếu trách nhiệm, ông Hollande kêu gọi khôi phục trật tự trong ngành tài chính công của Pháp, kêu gọi châu Âu hành động để thúc đẩy tăng trưởng nhằm đối phó với khủng hoảng.
Ông cũng hối thúc Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm giữ vai trò thực sự khác biệt với thực trạng hiện nay bằng cách cho vay trực tiếp đối với các nước thành viên Eurozone gặp khó khăn và duy trì lãi suất thấp.
"Phát hiện lớn" trong chiến dịch vận động tranh cử là ứng cử viên đảng Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Mélenchon cũng có cuộc mít tinh cuối cùng thu hút sự tham gia của 60.000 người. Tại đó, ông kêu gọi cử tri cánh tả đi bỏ phiếu nhằm tăng cường ảnh hưởng cho các tổ chức mà họ ủng hộ. Ông kết thúc bài phát biểu bằng những cái bắt tay bày tỏ tình đoàn kết với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản và đảng FG.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trước ngày bầu cử 22/4 tới, sự ủng hộ dành cho ông Sarkozy đã giảm, trong khi ứng cử viên Hollande vẫn giữ trọn sự tín nhiệm của cử tri. Theo đó, trong ngày bầu cử, tổng thống đương nhiệm sẽ nhận được 25,5% số phiếu bầu, kém đối thủ Hollande 4%.
Hai ứng cử viên này sẽ bước vào vòng hai (ngày 6/5 tới) và tất cả các cuộc thăm dò đều cho thấy ứng cử viên đảng PS sẽ vượt lên trên ứng cử viên UMP với khoảng cách từ 7-14%.
Số phiếu dành cho các ứng cử viên còn lại lần lượt là 14-16% đối với bà Marine Le Pen của đảng cực hữu, 14% đối với ông Mélenchon và 10% đối với ông Francois Bayrou theo đường lối trung dung. 5 ứng cử viên còn lại có số phiếu thấp hơn nhiều./.
Phát biểu trên Đài phát thanh RTL, ứng cử viên-đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cho rằng ông đã giúp dẫn dắt Eurozone vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ công và nguy cơ đồng tiền chung châu Âu tan vỡ không còn tồn tại nữa.
Theo ông Sarkozy, Eurozone "đang trong thời kỳ dưỡng bệnh", vì vậy, các nước thành viên khu vực không được mắc thêm bất kỳ sai lầm nào.
Đối với nước Pháp, Tổng thống Sarkozy khẳng định nếu quốc gia này lơ là với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ thì sẽ phải chịu chung số phận xin cứu trợ vỡ nợ với Tây Ban Nha.
Ứng cử viên UMP chỉ trích đối thủ thuộc đảng cánh tả Xã hội (PS) Francois Hollande không thực sự là người đứng đầu PS trong 10 năm nắm giữ cương vị này.
Về phần mình, ứng cử viên Hollande chỉ trích Tổng thống Sarkozy quản lý yếu kém các hoạt động tài chính công của Pháp. Phát biểu trên Đài phát thanh "Châu Âu 1," sau khi khẳng định những khó khăn về ngân sách của Pháp là hệ quả 5 năm nước Pháp nằm dưới sự chèo lái của ông Sarkozy với những chính sách tài chính thiếu trách nhiệm, ông Hollande kêu gọi khôi phục trật tự trong ngành tài chính công của Pháp, kêu gọi châu Âu hành động để thúc đẩy tăng trưởng nhằm đối phó với khủng hoảng.
Ông cũng hối thúc Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm giữ vai trò thực sự khác biệt với thực trạng hiện nay bằng cách cho vay trực tiếp đối với các nước thành viên Eurozone gặp khó khăn và duy trì lãi suất thấp.
"Phát hiện lớn" trong chiến dịch vận động tranh cử là ứng cử viên đảng Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Mélenchon cũng có cuộc mít tinh cuối cùng thu hút sự tham gia của 60.000 người. Tại đó, ông kêu gọi cử tri cánh tả đi bỏ phiếu nhằm tăng cường ảnh hưởng cho các tổ chức mà họ ủng hộ. Ông kết thúc bài phát biểu bằng những cái bắt tay bày tỏ tình đoàn kết với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản và đảng FG.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trước ngày bầu cử 22/4 tới, sự ủng hộ dành cho ông Sarkozy đã giảm, trong khi ứng cử viên Hollande vẫn giữ trọn sự tín nhiệm của cử tri. Theo đó, trong ngày bầu cử, tổng thống đương nhiệm sẽ nhận được 25,5% số phiếu bầu, kém đối thủ Hollande 4%.
Hai ứng cử viên này sẽ bước vào vòng hai (ngày 6/5 tới) và tất cả các cuộc thăm dò đều cho thấy ứng cử viên đảng PS sẽ vượt lên trên ứng cử viên UMP với khoảng cách từ 7-14%.
Số phiếu dành cho các ứng cử viên còn lại lần lượt là 14-16% đối với bà Marine Le Pen của đảng cực hữu, 14% đối với ông Mélenchon và 10% đối với ông Francois Bayrou theo đường lối trung dung. 5 ứng cử viên còn lại có số phiếu thấp hơn nhiều./.
(TTXVN)