Cuộc đua tranh quyết liệt

Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua tranh quyết liệt

Mặc dù có  tới 10 ứng cử viên, song cuộc bầu cử tổng thống Pháp chỉ thực sự dành cho tổng thống Sarkozy và ông François Hollande.
Ngày 17/3, tiếp theo các hoạt động quy mô lớn để vận động sự ủng hộ của cử triPháp trong cuộc đua giành chiếc ghế ông chủ Điện Elize, Tổng thống đương nhiệmNicolas Sarkozy đã có bài diễn thuyết chỉ trích mạnh nhất từ trước đến nay nhằmvào đối thủ François Hollande.

Trước hàng nghìn người ủng hộ ở thành phố Lyon, ông Sarkozy chỉ trích ôngHollande không tôn trọng người dân, đánh cược tương lai của người dân và tiếnhành chiến dịch tranh cử bằng những lời dối trá. Tổng thống Sarkozy cho rằng"đây không phải là lúc cho các thử nghiệm kinh tế liều lĩnh và các dự án viểnvông."

Giai đoạn đầu quan trọng của cuộc đua giành ghế Tổng thống Pháp đã kết thúc tối16/3 với việc các ứng cử viên hoàn tất quy trình nộp danh sách 500 chữ ký ủng hộcủa các chính khách, quan chức chính quyền theo luật định.

Mặc dù đã có 10 ứng cử viên hoàn tất quy trình nộp danh sách - điều kiện bắtbuộc để bước vào cuộc đua, song trên thực tế, sàn đấu này chỉ dành cho 2 ứng cửviên hàng đầu là Tổng thống đương nhiệm Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyềnLiên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ông Hollande thuộc đảng cánh tả Xã hội(PS).

Các bài diễn thuyết tranh cử của ông Sarkozy trong tuần này chủ yếu tập trungvào các chính sách thuộc lĩnh vực đổi mới đô thị và chủ đề văn hóa, gia đình.Trong khi đó, bài diễn văn về châu Âu của ứng cử viên PS Hollande ngày 17/3 tạiPari, mặc dù được xem là rất quan trọng, song đã làm người dân thất vọng khi họkhông nhận thấy sự đột biến hay nét mới nào mà chỉ là tổng hợp lại những gì ôngđã nói từ những tháng trước.

Cho rằng châu Âu đang trải qua cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử,ứng cử viên PS lặp lại ý tưởng liên quan đến "điều ước châu Âu về sự ổn định,quản trị và tăng trưởng" có thể thay thế cho Hiệp ước về kỷ luật ngân sách, đãđược 25 trên 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ký kết.

Ông Hollande đã từng khẳng định nhiều lần cho rằng nếu được bầu làm Tổng thốngPháp, ông sẽ yêu cầu thương lượng lại Hiệp ước về kỷ luật ngân sách của châu Âuđã được ký kết song chưa được phê chuẩn.

Đối mặt với lực lượng cánh hữu bảo thủ đang nắm quyền ở đa số các nước Tây Âu,ông Hollande đã huy động được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cánh tả châu Âu cómặt trong cuộc gặp tại Paris ngày 17/3 như thủ lĩnh đảng SPD (Đức) SigmarGabriel; Chủ tịch Đảng Xã hội châu Âu Sergueï Stanichev; Chủ tịch đảng Dân chủItaly Pier Luigi Bersani; Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz.

Ngoài ra, sự tham gia của hai cựu Thủ tướng Pháp Laurent Fabius và LionelJospin, được cho là dấu hiệu của sự hòa giải, thống nhất trong nội bộ PS trướcthềm cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Pháp, ứng cử viên Sarkozy đangcó những bước tiến đuổi kịp ứng cử viên Hollande về số phiếu ủng hộ trong vòngmột diễn ra vào ngày 24/4.

Hãng IFOP công bố kết quả thăm dò ngày 17/3 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Sarkozyđã tăng từ 33% trong tháng Hai lên 36% trong tháng Ba. Tuy nhiên, kết quả nàyvẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ông nhận được (65%) trong cuộc bầu cử Tổng thốngPháp diễn ra năm 2007.

Đối với vòng hai dự kiến diễn ra ngày 6/5, các cuộc thăm dò dư luận hiện vẫnnghiêng về chiến thắng của ông Hollande, cho dù khoảng cách dẫn điểm giữa haiứng cử viên hàng đầu đang giảm dần. Kết quả thăm dò của Viện CSA cho thấy trongvòng hai, ông Hollande có khả năng giành 54% số phiếu bầu so với tỷ lệ 46% củaông Sarkozy./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Bức tượng Lê nin trong khuôn viên khu bảo tồn bảo tàng Gorki Leninskie. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)

155 năm ngày sinh V.I.Lenin: Ánh sáng không thể tắt

Phó Giám đốc bảo tàng Yakovlev nói, dù ở nước Nga hay ở các nước phương Tây, nếu nghiên cứu kỹ về cuộc đời và sự nghiệp của Lenin, thì không ai có thể phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Người.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot . (Ảnh: REUTERS/TTXVN)

Đàm phán ba bên giữa Mỹ-Ukraine-EU tại Pháp

Ngày 17/4, Pháp đã tổ chức một cuộc họp ba bên về Ukraine, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ, Ukraine và EU tiến hành đàm phán chung kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào cuối tháng 1 năm nay.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại Moskva. (Nguồn: Middle East)

Nga-Qatar mở rộng quỹ đầu tư chung lên 2 tỷ euro

Ngày 17/4, Nga và Qatar ký một thỏa thuận đầu tư chung, theo đó mỗi nước sẽ đóng góp thêm 1 tỷ euro vào một quỹ đầu tư chung, nâng tổng giá trị chương trình đầu tư lên khoảng 2 tỷ euro.