“Cuộc đấu míttinh,” đó là những ngôn từ có thể diễn tả rõ nhất những gì đang diễn ra trong cuộc đua tranh cử Tổng thống tại Pháp giữa hai ứng cử viên dẫn đầu Nicolas Sarkozy và François Hollande khi thời điểm bầu cử Tổng thống vòng một chỉ còn một tuần.
Trong ngày 15/4, cả Tổng thống-ứng cử viên Sarkozy thuộc đảng cánh hữu Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ứng cử viên thuộc đảng cánh tả Xã hội (PS) Hollande đều có các cuộc míttinh lớn, được xem là những cuộc tập hợp lực lượng đông đảo, trong bầu không khí không khác gì những lễ hội lớn nhằm tạo khí thế phấn chấn cho giới cử tri ủng hộ, tạo đà cho cuộc bầu cử vòng một diễn ra vào ngày 22/4.
Quảng trường lớn Concorde ở trung tâm thủ đô Paris, với diện tích 84.000 m2 (gấp 11 lần diện tích một sân bóng đá) là một nơi có ý nghĩa biểu tượng, thường diễn ra các cuộc diễu binh nhân ngày quốc khánh Pháp và cũng là nơi ngày 6/5/2007, trước khoảng 30.000 người ủng hộ, ông Sarkozy đã tổ chức ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống cách đây 5 năm.
Đó có lẽ là lý do để ông Sarkozy, với tư cách của một Tổng thống-ứng cử viên, cùng êkíp chính phủ cầm quyền cánh hữu chọn lựa làm điểm tổ chức cuộc míttinh lớn trước thềm bầu cử vòng một, với hy vọng lập lại kịch bản năm 2007. Trước khi diễn ra míttinh, hàng chục chuyến tàu đặc biệt và gần 700 chuyến xe buýt đã được huy động để chở số cử tri ủng hộ ông Sarkozy đến địa điểm.
Trước một sân khấu hình chữ nhật và xung quanh là 5 màn hình lớn, với sự tham gia của khoảng 100.000 người ủng hộ, ngập tràn sắc màu quốc kỳ Pháp, trong khoảng hơn 30 phút, ông Sarkozy đã có bài diễn văn kêu gọi tập hợp, bảo vệ các giá trị của nước Pháp, đề cập nhiều hơn đến các giá trị xã hội, điều thường không thấy trong các bài diễn văn trước đây của ông. Ông Sarkozy kêu gọi “phe đa số im lặng” đi bỏ phiếu nhằm bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò dư luận với lợi thế đang nghiêng về phía ông Hollande trong cả hai vòng bầu cử.
Trong bài diễn văn có phần tự tin và hùng biện, ứng cử viên Sarkozy kêu gọi cử tri Pháp hãy nắm lấy vận mệnh của chính mình. Ông nhấn mạnh rằng từ 30 năm qua ông đã cam kết phục vụ nước Pháp trên một chặng đường dài. Chính điều đó đã giúp ông đắc cử Tổng thống và được phụng sự nhân dân Pháp. Và giờ đây, chừng nào chiến dịch tranh cử còn chưa kết thúc, ông sẽ vẫn tận dụng mọi cơ hội để thuyết phục cử tri, để nói về nước Pháp, về nhân dân Pháp.
Trong bài diễn văn, ông Sarkozy đã viện dẫn đến nước Pháp của đại văn hào Victor Hugo và của tướng de Gaulle, nước Pháp của những sự lựa chọn tiến bộ, của tự do, của sự cởi mở, hội nhập, đồng thời đề cập đến việc xây dựng mô hình một nước Pháp mới, biết quý trọng các tài năng.
Cách quảng trường Concorde vài kilômét, tại lâu đài Vincennes lịch sử, giữa lá phổi xanh của thủ đô Paris là khu rừng Vanhxennơ, ứng cử viên Hollande và êkíp lãnh đạo PS cũng tạo ra một cuộc míttinh rầm rộ, ấn tượng, tràn ngập cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu, với khoảng 100.000 người tham gia, trong bầu không khí hừng hực khí thế, phần đông trong số đó là lớp trẻ.
Trong bài phát biểu sâu sắc, lắng đọng, song không kém phần khí thế, hùng hồn, ông Hollande nhấn mạnh sẽ là Tổng thống của sự công bằng và với ông, chiến thắng trong ngày bầu cử vòng một 22/4 cũng sẽ là chiến thắng trong kỳ bầu cử vòng hai 6/5, và đó là chiến thắng của nước Pháp, của nền cộng hòa. Ông Hollande cũng chia sẻ với tầng lớp cử tri ủng hộ những điều gan ruột như “khi một dân tộc chia sẻ một giấc mơ, khi đó cần tin vào một niềm hy vọng và giấc mơ là có thể thực hiện.”
Đề cập cả những vấn đề liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại, ông Hollande cho rằng trách nhiệm của mình là đưa nước Pháp sang trang, ấn định một con đường mới, con đường của nước Pháp bình đẳng, của thế hệ thanh niên, với những ưu tiên lớn nhất dành cho trường học và giáo dục. Sau 31 năm kể từ chiến thắng của ông François Mitterand trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 1981, ông Hollande nhấn mạnh rằng mình là ứng cử viên cánh tả duy nhất giờ đây có thể giành chiến thắng.
Khi thời điểm bầu cử vòng một đang đến gần, ứng cử viên PS Hollande không muốn có thêm những ý tưởng mới, mà ông muốn bảo vệ tất cả những cam kết đã đưa ra trước đó. Với lời kêu gọi "bỏ phiếu hữu ích", ông Hollande khẳng định đó sẽ là sự bỏ phiếu ủng hộ, bỏ phiếu cho khát khao cần thay đổi và cho việc tạo dựng lòng tin.
Từ ba tuần nay, ứng cử viên Hollande đã tăng cường các cuộc míttinh, gặp gỡ ngoài trời, thường ở các thành phố hạng trung nhằm huy động tập hợp lực lượng, đồng thời tìm cách thay đổi hình thức tranh cử.
Những cuộc tập hợp chính trị tại các quảng trường ngoài trời là hình ảnh thay đổi nhận thấy rõ, khác với các cuộc gặp gỡ, míttinh trước đây của ông Hollande thường được tổ chức trong các phòng họp hay cung hội nghị ở các thành phố. Chương trình vận động tranh cử được thay đổi đa dạng từ các bài diễn văn đến phong cách diễn đạt. Dường như ông Hollande đang chú ý tới hình ảnh của một ứng cử viên Tổng thống gần dân, thân thiện với phong cách tiếp xúc, nói chuyện cởi mở, hài hước.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy giữa hai ứng cử viên Tổng thống hàng đầu là ông Sarkozy và ông Hollande, khoảng cách biệt trong vòng một không đáng kể và khả năng ai là người về đầu vẫn chưa có gì rõ ràng. Trong khi, cho đến nay, lợi thế chiến thắng trong vòng hai vào ngày 6/5 vẫn nghiêng về phía ông Hollande với khoảng cách tương đối an toàn. Tuy nhiên, điều cả hai ứng cử viên Tổng thống đều kêu gọi cử tri Pháp là tham gia đi bỏ phiếu đông đảo trong ngày bầu cử.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, nhiều khả năng có thể có đến một phần tư cử tri Pháp không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử vòng một 22/4. Với đảng cánh tả Xã hội, việc kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu đông đảo càng trở nên có ý nghĩa, bởi thực tế họ đã từng vấp phải một bài học đau đớn trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2002.
Vào năm đó, với tỷ lệ cử tri vắng mặt kỷ lục lên tới 28,4%, cựu Thủ tướng Pháp Lionel Jospin của PS đã hứng chịu thất bại, giúp Tổng thống Pháp Jacques Chirac khi đó tái cử lần hai sau khi đối đầu với lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), ông Jean-Marie le Pen trong vòng hai./.
Trong ngày 15/4, cả Tổng thống-ứng cử viên Sarkozy thuộc đảng cánh hữu Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ứng cử viên thuộc đảng cánh tả Xã hội (PS) Hollande đều có các cuộc míttinh lớn, được xem là những cuộc tập hợp lực lượng đông đảo, trong bầu không khí không khác gì những lễ hội lớn nhằm tạo khí thế phấn chấn cho giới cử tri ủng hộ, tạo đà cho cuộc bầu cử vòng một diễn ra vào ngày 22/4.
Quảng trường lớn Concorde ở trung tâm thủ đô Paris, với diện tích 84.000 m2 (gấp 11 lần diện tích một sân bóng đá) là một nơi có ý nghĩa biểu tượng, thường diễn ra các cuộc diễu binh nhân ngày quốc khánh Pháp và cũng là nơi ngày 6/5/2007, trước khoảng 30.000 người ủng hộ, ông Sarkozy đã tổ chức ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống cách đây 5 năm.
Đó có lẽ là lý do để ông Sarkozy, với tư cách của một Tổng thống-ứng cử viên, cùng êkíp chính phủ cầm quyền cánh hữu chọn lựa làm điểm tổ chức cuộc míttinh lớn trước thềm bầu cử vòng một, với hy vọng lập lại kịch bản năm 2007. Trước khi diễn ra míttinh, hàng chục chuyến tàu đặc biệt và gần 700 chuyến xe buýt đã được huy động để chở số cử tri ủng hộ ông Sarkozy đến địa điểm.
Trước một sân khấu hình chữ nhật và xung quanh là 5 màn hình lớn, với sự tham gia của khoảng 100.000 người ủng hộ, ngập tràn sắc màu quốc kỳ Pháp, trong khoảng hơn 30 phút, ông Sarkozy đã có bài diễn văn kêu gọi tập hợp, bảo vệ các giá trị của nước Pháp, đề cập nhiều hơn đến các giá trị xã hội, điều thường không thấy trong các bài diễn văn trước đây của ông. Ông Sarkozy kêu gọi “phe đa số im lặng” đi bỏ phiếu nhằm bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò dư luận với lợi thế đang nghiêng về phía ông Hollande trong cả hai vòng bầu cử.
Trong bài diễn văn có phần tự tin và hùng biện, ứng cử viên Sarkozy kêu gọi cử tri Pháp hãy nắm lấy vận mệnh của chính mình. Ông nhấn mạnh rằng từ 30 năm qua ông đã cam kết phục vụ nước Pháp trên một chặng đường dài. Chính điều đó đã giúp ông đắc cử Tổng thống và được phụng sự nhân dân Pháp. Và giờ đây, chừng nào chiến dịch tranh cử còn chưa kết thúc, ông sẽ vẫn tận dụng mọi cơ hội để thuyết phục cử tri, để nói về nước Pháp, về nhân dân Pháp.
Trong bài diễn văn, ông Sarkozy đã viện dẫn đến nước Pháp của đại văn hào Victor Hugo và của tướng de Gaulle, nước Pháp của những sự lựa chọn tiến bộ, của tự do, của sự cởi mở, hội nhập, đồng thời đề cập đến việc xây dựng mô hình một nước Pháp mới, biết quý trọng các tài năng.
Cách quảng trường Concorde vài kilômét, tại lâu đài Vincennes lịch sử, giữa lá phổi xanh của thủ đô Paris là khu rừng Vanhxennơ, ứng cử viên Hollande và êkíp lãnh đạo PS cũng tạo ra một cuộc míttinh rầm rộ, ấn tượng, tràn ngập cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu, với khoảng 100.000 người tham gia, trong bầu không khí hừng hực khí thế, phần đông trong số đó là lớp trẻ.
Trong bài phát biểu sâu sắc, lắng đọng, song không kém phần khí thế, hùng hồn, ông Hollande nhấn mạnh sẽ là Tổng thống của sự công bằng và với ông, chiến thắng trong ngày bầu cử vòng một 22/4 cũng sẽ là chiến thắng trong kỳ bầu cử vòng hai 6/5, và đó là chiến thắng của nước Pháp, của nền cộng hòa. Ông Hollande cũng chia sẻ với tầng lớp cử tri ủng hộ những điều gan ruột như “khi một dân tộc chia sẻ một giấc mơ, khi đó cần tin vào một niềm hy vọng và giấc mơ là có thể thực hiện.”
Đề cập cả những vấn đề liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại, ông Hollande cho rằng trách nhiệm của mình là đưa nước Pháp sang trang, ấn định một con đường mới, con đường của nước Pháp bình đẳng, của thế hệ thanh niên, với những ưu tiên lớn nhất dành cho trường học và giáo dục. Sau 31 năm kể từ chiến thắng của ông François Mitterand trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 1981, ông Hollande nhấn mạnh rằng mình là ứng cử viên cánh tả duy nhất giờ đây có thể giành chiến thắng.
Khi thời điểm bầu cử vòng một đang đến gần, ứng cử viên PS Hollande không muốn có thêm những ý tưởng mới, mà ông muốn bảo vệ tất cả những cam kết đã đưa ra trước đó. Với lời kêu gọi "bỏ phiếu hữu ích", ông Hollande khẳng định đó sẽ là sự bỏ phiếu ủng hộ, bỏ phiếu cho khát khao cần thay đổi và cho việc tạo dựng lòng tin.
Từ ba tuần nay, ứng cử viên Hollande đã tăng cường các cuộc míttinh, gặp gỡ ngoài trời, thường ở các thành phố hạng trung nhằm huy động tập hợp lực lượng, đồng thời tìm cách thay đổi hình thức tranh cử.
Những cuộc tập hợp chính trị tại các quảng trường ngoài trời là hình ảnh thay đổi nhận thấy rõ, khác với các cuộc gặp gỡ, míttinh trước đây của ông Hollande thường được tổ chức trong các phòng họp hay cung hội nghị ở các thành phố. Chương trình vận động tranh cử được thay đổi đa dạng từ các bài diễn văn đến phong cách diễn đạt. Dường như ông Hollande đang chú ý tới hình ảnh của một ứng cử viên Tổng thống gần dân, thân thiện với phong cách tiếp xúc, nói chuyện cởi mở, hài hước.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy giữa hai ứng cử viên Tổng thống hàng đầu là ông Sarkozy và ông Hollande, khoảng cách biệt trong vòng một không đáng kể và khả năng ai là người về đầu vẫn chưa có gì rõ ràng. Trong khi, cho đến nay, lợi thế chiến thắng trong vòng hai vào ngày 6/5 vẫn nghiêng về phía ông Hollande với khoảng cách tương đối an toàn. Tuy nhiên, điều cả hai ứng cử viên Tổng thống đều kêu gọi cử tri Pháp là tham gia đi bỏ phiếu đông đảo trong ngày bầu cử.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, nhiều khả năng có thể có đến một phần tư cử tri Pháp không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử vòng một 22/4. Với đảng cánh tả Xã hội, việc kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu đông đảo càng trở nên có ý nghĩa, bởi thực tế họ đã từng vấp phải một bài học đau đớn trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2002.
Vào năm đó, với tỷ lệ cử tri vắng mặt kỷ lục lên tới 28,4%, cựu Thủ tướng Pháp Lionel Jospin của PS đã hứng chịu thất bại, giúp Tổng thống Pháp Jacques Chirac khi đó tái cử lần hai sau khi đối đầu với lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), ông Jean-Marie le Pen trong vòng hai./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)