Các bác sỹ Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một cháu bé bị sốc phản vệ nặng vì thuốc gây mê để cắt amiđan.
Sáng 1/10, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi cho hay, cháu bé tên Phạm Lương Chấn H. (4 tuổi) ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Anh Phạm Lương Yên (bố cháu bé) cho biết bé bị viêm amiđan quá phát nặng và được các bác sỹ có chỉ định cắt.
Trước đó, tối 23/9, bé H. được các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đưa vào tiền gây mê để cắt amiđan. Tuy nhiên, khi vừa tiêm mấy mũi thuốc gây mê, bé H. đã bị sốc phản vệ co thắt thanh quản. Ngay sau đó bé rơi vào tình trạng ngừng tim, ngừng thở trong phòng tiền gây mê nên công tác cấp cứu được các bác sỹ tiến hành kịp thời.
Nửa ngày sau đó, em bé tỉnh dần và được đưa ra phòng điều trị tích cực. Đã có lúc bé tỉnh táo, người nhà hỏi gì đều nhận thức được. Tuy nhiên, đến nửa ngày hôm sau bé lại rơi vào hôn mê, cơ thể yếu dần đi, mắt lác sang một bên.
Đến 17 giờ 25/9, bé H. rơi vào tình trạng hôn mê sâu, gia đình và các bác sỹ quyết định chuyển bé tới khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
Phó giáo sư Dũng cho hay, khi đó bé đã hôn mê sâu, người khác cấu véo vào da thịt không có phản ứng gì, người bé đã tím đen, thở chậm, não thiếu ôxy nặng.
Qua thăm khám, các bác sỹ của khoa Nhi chẩn đoán bé bị sốc phản vệ pha thứ 2 và bị suy hô hấp nặng, sau đó phù toàn bộ đường hô hấp, phù lưỡi nhanh bởi hai amidan đã phì đại. Vì vậy các bác sỹ đã quyết định cấp cứu khẩn cấp và đặt nội khí quản, tiến hành công tác hút đờm dãi trong người bé kịp thời.
Bệnh nhân hôm sau ổn định về mặt chức năng sống, nhưng đồng tử giãn, cấu véo vào da vẫn không có cảm giác bởi não bé vẫn bị thiếu ôxy nặng, có nguy cơ gần như mất não. Chính vì vậy, các bác sỹ lại tiếp tục cấp cứu để bảo vệ não và dùng cho bé các thuốc bảo vệ não.
Sau chục ngày cứu chữa với sự tận tâm hết lòng của đội ngũ y bác sỹ, cháu H. đã dần hồi phục và bỏ được máy thở, rút ống nội khí quản. Các bác sỹ tiếp tục hội chẩn và tiến hành phục hồi chức năng.
Bác sỹ Dũng cho hay, ca cấp cứu trên là một ca sốc phản vệ xảy ra ở trẻ nhỏ nặng nhất từ trước đến nay tại bệnh viện. Sau hơn một tuần cấp cứu và điều trị, hiện tại, não cháu bé đã phục hồi rất tốt. Bé hiểu lời bác sỹ và người thân. Dự tính tuần sau cháu bé sẽ được xuất viện.
Sau ca cấp cứu đặc biệt trên, phó giáo sư Dũng phân tích, trường hợp cho các bác sỹ thấy sốc phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào và không thể lường trước được. Tai biến xảy ra là điều kinh hoàng cho cả thầy thuốc và gia đình bệnh nhân.
Bác sỹ Dũng khuyến cáo, trong hoàn cảnh sốc phản vệ co thắt thanh quản, phù nề thanh quản ngay tại chỗ hầu hết đều tử vong. Vì vậy, công tác cấp cứu cực kỳ quan trọng, bởi sau khi cấp cứu sốc phản vệ lần 1 xong có thể có sốc phản vệ pha 2. Do đó, bệnh nhân được cấp cứu sốc phản vệ xong nên ở lại bệnh viện để theo dõi ít nhất trong vòng 48 giờ.
“Sốc phản vệ 2 lần ít xảy ra, tuy nhiên khi nó xảy ra, lại thường hay gặp ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ ở mức từ 5-20% và ở mức độ rất nặng, ngu cơ tử vong rất cao,” bác sỹ Dũng phân tích.
Qua trường hợp của cháu bé H. vị phó giáo sư trên khuyến cáo các gia đình không nên cắt amidan khi trẻ còn bé quá, trong trường hợp amidan của bé phì đại quá lớn đè vào đường thở nhiều thì mới nên cắt./.
Sáng 1/10, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi cho hay, cháu bé tên Phạm Lương Chấn H. (4 tuổi) ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Anh Phạm Lương Yên (bố cháu bé) cho biết bé bị viêm amiđan quá phát nặng và được các bác sỹ có chỉ định cắt.
Trước đó, tối 23/9, bé H. được các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đưa vào tiền gây mê để cắt amiđan. Tuy nhiên, khi vừa tiêm mấy mũi thuốc gây mê, bé H. đã bị sốc phản vệ co thắt thanh quản. Ngay sau đó bé rơi vào tình trạng ngừng tim, ngừng thở trong phòng tiền gây mê nên công tác cấp cứu được các bác sỹ tiến hành kịp thời.
Nửa ngày sau đó, em bé tỉnh dần và được đưa ra phòng điều trị tích cực. Đã có lúc bé tỉnh táo, người nhà hỏi gì đều nhận thức được. Tuy nhiên, đến nửa ngày hôm sau bé lại rơi vào hôn mê, cơ thể yếu dần đi, mắt lác sang một bên.
Đến 17 giờ 25/9, bé H. rơi vào tình trạng hôn mê sâu, gia đình và các bác sỹ quyết định chuyển bé tới khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
Phó giáo sư Dũng cho hay, khi đó bé đã hôn mê sâu, người khác cấu véo vào da thịt không có phản ứng gì, người bé đã tím đen, thở chậm, não thiếu ôxy nặng.
Qua thăm khám, các bác sỹ của khoa Nhi chẩn đoán bé bị sốc phản vệ pha thứ 2 và bị suy hô hấp nặng, sau đó phù toàn bộ đường hô hấp, phù lưỡi nhanh bởi hai amidan đã phì đại. Vì vậy các bác sỹ đã quyết định cấp cứu khẩn cấp và đặt nội khí quản, tiến hành công tác hút đờm dãi trong người bé kịp thời.
Bệnh nhân hôm sau ổn định về mặt chức năng sống, nhưng đồng tử giãn, cấu véo vào da vẫn không có cảm giác bởi não bé vẫn bị thiếu ôxy nặng, có nguy cơ gần như mất não. Chính vì vậy, các bác sỹ lại tiếp tục cấp cứu để bảo vệ não và dùng cho bé các thuốc bảo vệ não.
Sau chục ngày cứu chữa với sự tận tâm hết lòng của đội ngũ y bác sỹ, cháu H. đã dần hồi phục và bỏ được máy thở, rút ống nội khí quản. Các bác sỹ tiếp tục hội chẩn và tiến hành phục hồi chức năng.
Bác sỹ Dũng cho hay, ca cấp cứu trên là một ca sốc phản vệ xảy ra ở trẻ nhỏ nặng nhất từ trước đến nay tại bệnh viện. Sau hơn một tuần cấp cứu và điều trị, hiện tại, não cháu bé đã phục hồi rất tốt. Bé hiểu lời bác sỹ và người thân. Dự tính tuần sau cháu bé sẽ được xuất viện.
Sau ca cấp cứu đặc biệt trên, phó giáo sư Dũng phân tích, trường hợp cho các bác sỹ thấy sốc phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào và không thể lường trước được. Tai biến xảy ra là điều kinh hoàng cho cả thầy thuốc và gia đình bệnh nhân.
Bác sỹ Dũng khuyến cáo, trong hoàn cảnh sốc phản vệ co thắt thanh quản, phù nề thanh quản ngay tại chỗ hầu hết đều tử vong. Vì vậy, công tác cấp cứu cực kỳ quan trọng, bởi sau khi cấp cứu sốc phản vệ lần 1 xong có thể có sốc phản vệ pha 2. Do đó, bệnh nhân được cấp cứu sốc phản vệ xong nên ở lại bệnh viện để theo dõi ít nhất trong vòng 48 giờ.
“Sốc phản vệ 2 lần ít xảy ra, tuy nhiên khi nó xảy ra, lại thường hay gặp ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ ở mức từ 5-20% và ở mức độ rất nặng, ngu cơ tử vong rất cao,” bác sỹ Dũng phân tích.
Qua trường hợp của cháu bé H. vị phó giáo sư trên khuyến cáo các gia đình không nên cắt amidan khi trẻ còn bé quá, trong trường hợp amidan của bé phì đại quá lớn đè vào đường thở nhiều thì mới nên cắt./.
Thùy Giang (Vietnam+)