Chiều 7/1, phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã điểm lại các hoạt động của phiên họp.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một bước về sơ kết việc triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Về việc này, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đề nghị ban Công tác đại biểu khẩn trương hoàn thiện các bước tiếp theo, nhất là việc thành lập Hội đồng bầu cử liên quan đến cơ cấu, thành phần và danh sách cụ thể các đơn vị tham gia để kịp công bố trước ngày 21/1 theo đúng quy định của Luật.
Cũng trong phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Tổ quốc Việt Nam kiểm điểm việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2010; cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 cùng một số dự án Luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp, các Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban và các đơn vị triển khai theo kết luận của Phiên họp và chuẩn bị cho phiên họp thứ 38, dự kiến sẽ diễn ra từ 14-19/2 tới để xem xét các vấn đề liên quan đến chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội và quyết định các vấn đề theo thẩm quyền.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Năm 2011 là năm bắt đầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội vẫn chưa quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm tới, đồng thời chưa quyết định chương trình trái phiếu Chính phủ giai đoạn tiếp theo.
Do vậy, Quốc hội tạm thời cho phép năm 2011 phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các dự án, công trình trong danh mục do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Đồng thời, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về kế hoạch phát hành, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nguyên tắc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ về ưu tiên tập trung cho các dự án giao thông, thủy lợi cấp bách và các công trình y tế, giáo dục, nhất là ở các địa phương nghèo, kinh tế chậm phát triển, vùng bão lũ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011-2012, không bổ sung danh mục mới, không bổ sung quy mô, mục tiêu dự án, chỉ điều chỉnh tổng mức đầu tư do thay đổi các quy định của pháp luật về đơn giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu, tiền đền bù giải phóng mặt bằng…
Nhận xét về tình hình triển khai, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010, một số đại biểu cho rằng sở dĩ việc giải ngân chậm là do năng lực tổ chức thực hiện dự án ở một số địa phương chưa tốt... Đại biểu Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề nghị việc bố trí vốn cần căn cứ vào thực tế nhu cầu tại địa phương, quan trọng là bố trí đúng yêu cầu, mục tiêu. Ngoài ra, cần tập trung bố trí vào các công trình mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao với thời gian hợp lý.
Đại biểu Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần khắc phục tình trạng nhiều công trình, dự án phải điều chỉnh làm cho tiến độ dự án chậm lại rất nhiều. Việc Quốc hội cho phép phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ bằng 80% của năm 2010 là phù hợp với chủ trương giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư công.
Đại biểu Hà Văn Hiền và Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cần linh hoạt hơn trong phân bổ vốn trái phiếu, cần giao cho địa phương thẩm quyền cao hơn và tăng cường công tác thẩm tra, giám sát, nhất là không được sử dụng vốn sai mục đích. Đối với dự án trái phiếu Chính phủ cho y tế cần rà soát lại cho hợp lý hơn nhằm đảm bảo người dân được thụ hưởng tốt hơn, đồng đều và cân bằng hơn.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cần ưu tiên cho các địa bàn như: khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão lũ, các tỉnh miền Trung còn nhiều khó khăn, vùng xa Tây nguyên, vùng đang bị chia cắt ở Tây Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm…
Cần chú trọng cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, ưu tiên cho các công trình dở dang chuyển tiếp trong danh mục, công trình quan trọng quốc gia; tập trung vào các dự án lớn, các địa phương có dự án nhỏ, hoặc nhiều dự án quá thì nên giảm; cần phân cấp rõ ràng về quyền và trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, phân định rõ vốn Trung ương là bao nhiêu, địa phương là bao nhiêu, vốn trái phiếu trong số vốn của Trung ương là bao nhiêu và chỉ được điều chuyển vốn trong lĩnh vực để đảm bảo cân đối cơ cấu vốn.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị giao cho Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội phối hợp với một số Ủy ban khác làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ liên quan rà soát lại việc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; đồng thời các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng xúc tiến việc lập danh mục đầu tư dự án công trình trong 5 năm tới và trình Quốc hội vào cuối năm 2011.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nghe và cho ý kiến vào tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011. Năm 2011, Quốc hội tạm thời quyết định thực hiện 15 Chương trình mục tiêu quốc gia và đặt ra yêu cầu phải xây dựng tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31/1/2011.
Cũng trong năm 2011, đề nghị Chính phủ tổng kết toàn diện việc thực hiện 12 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia cho cả thời kỳ 2011-2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng Chính phủ cần tính toán lại toàn thể chương trình mục tiêu quốc gia và đề nghị bắt đầu từ năm 2012 Chính phủ cần quan tâm bố trí nguồn lực. Chính phủ cần có chương trình tổng thể giảm nghèo, chứ không nên rải đều như hiện nay và cần linh hoạt hơn trong phân bổ vốn cho chương trình. Đối với những chương trình đã đạt mục tiêu thì cần rút ra khỏi Chương trình mục tiêu quốc gia...
Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ bổ sung thêm về căn cứ để bố trí vốn cho từng chương trình mục tiêu quốc gia. Việc bố trí vốn phải căn cứ vào tính cấp thiết, quy mô, khối lượng công việc phải làm cho từng công trình để bố trí cho hợp lý.
Cần tập trung vào địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm và chỉ phân giao cụ thể khi xác định rõ được tiêu chí và định mức; trong quá trình phân bổ sử dụng hạn chế tối đa các khoản chi trùng nhau trong chương trình mục tiêu quốc gia; đối với chương trình, mục tiêu quá rộng cần xác định tập trung nội dung, mục tiêu chính, các mục tiêu còn lại sẽ bố trí sau..., ông Nguyễn Đức Kiên đề nghị như vậy./.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một bước về sơ kết việc triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Về việc này, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đề nghị ban Công tác đại biểu khẩn trương hoàn thiện các bước tiếp theo, nhất là việc thành lập Hội đồng bầu cử liên quan đến cơ cấu, thành phần và danh sách cụ thể các đơn vị tham gia để kịp công bố trước ngày 21/1 theo đúng quy định của Luật.
Cũng trong phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Tổ quốc Việt Nam kiểm điểm việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2010; cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 cùng một số dự án Luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp, các Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban và các đơn vị triển khai theo kết luận của Phiên họp và chuẩn bị cho phiên họp thứ 38, dự kiến sẽ diễn ra từ 14-19/2 tới để xem xét các vấn đề liên quan đến chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội và quyết định các vấn đề theo thẩm quyền.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Năm 2011 là năm bắt đầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội vẫn chưa quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm tới, đồng thời chưa quyết định chương trình trái phiếu Chính phủ giai đoạn tiếp theo.
Do vậy, Quốc hội tạm thời cho phép năm 2011 phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các dự án, công trình trong danh mục do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Đồng thời, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về kế hoạch phát hành, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nguyên tắc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ về ưu tiên tập trung cho các dự án giao thông, thủy lợi cấp bách và các công trình y tế, giáo dục, nhất là ở các địa phương nghèo, kinh tế chậm phát triển, vùng bão lũ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011-2012, không bổ sung danh mục mới, không bổ sung quy mô, mục tiêu dự án, chỉ điều chỉnh tổng mức đầu tư do thay đổi các quy định của pháp luật về đơn giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu, tiền đền bù giải phóng mặt bằng…
Nhận xét về tình hình triển khai, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010, một số đại biểu cho rằng sở dĩ việc giải ngân chậm là do năng lực tổ chức thực hiện dự án ở một số địa phương chưa tốt... Đại biểu Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề nghị việc bố trí vốn cần căn cứ vào thực tế nhu cầu tại địa phương, quan trọng là bố trí đúng yêu cầu, mục tiêu. Ngoài ra, cần tập trung bố trí vào các công trình mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao với thời gian hợp lý.
Đại biểu Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần khắc phục tình trạng nhiều công trình, dự án phải điều chỉnh làm cho tiến độ dự án chậm lại rất nhiều. Việc Quốc hội cho phép phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ bằng 80% của năm 2010 là phù hợp với chủ trương giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư công.
Đại biểu Hà Văn Hiền và Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cần linh hoạt hơn trong phân bổ vốn trái phiếu, cần giao cho địa phương thẩm quyền cao hơn và tăng cường công tác thẩm tra, giám sát, nhất là không được sử dụng vốn sai mục đích. Đối với dự án trái phiếu Chính phủ cho y tế cần rà soát lại cho hợp lý hơn nhằm đảm bảo người dân được thụ hưởng tốt hơn, đồng đều và cân bằng hơn.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cần ưu tiên cho các địa bàn như: khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão lũ, các tỉnh miền Trung còn nhiều khó khăn, vùng xa Tây nguyên, vùng đang bị chia cắt ở Tây Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm…
Cần chú trọng cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, ưu tiên cho các công trình dở dang chuyển tiếp trong danh mục, công trình quan trọng quốc gia; tập trung vào các dự án lớn, các địa phương có dự án nhỏ, hoặc nhiều dự án quá thì nên giảm; cần phân cấp rõ ràng về quyền và trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, phân định rõ vốn Trung ương là bao nhiêu, địa phương là bao nhiêu, vốn trái phiếu trong số vốn của Trung ương là bao nhiêu và chỉ được điều chuyển vốn trong lĩnh vực để đảm bảo cân đối cơ cấu vốn.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị giao cho Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội phối hợp với một số Ủy ban khác làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ liên quan rà soát lại việc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; đồng thời các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng xúc tiến việc lập danh mục đầu tư dự án công trình trong 5 năm tới và trình Quốc hội vào cuối năm 2011.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nghe và cho ý kiến vào tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011. Năm 2011, Quốc hội tạm thời quyết định thực hiện 15 Chương trình mục tiêu quốc gia và đặt ra yêu cầu phải xây dựng tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31/1/2011.
Cũng trong năm 2011, đề nghị Chính phủ tổng kết toàn diện việc thực hiện 12 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia cho cả thời kỳ 2011-2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng Chính phủ cần tính toán lại toàn thể chương trình mục tiêu quốc gia và đề nghị bắt đầu từ năm 2012 Chính phủ cần quan tâm bố trí nguồn lực. Chính phủ cần có chương trình tổng thể giảm nghèo, chứ không nên rải đều như hiện nay và cần linh hoạt hơn trong phân bổ vốn cho chương trình. Đối với những chương trình đã đạt mục tiêu thì cần rút ra khỏi Chương trình mục tiêu quốc gia...
Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ bổ sung thêm về căn cứ để bố trí vốn cho từng chương trình mục tiêu quốc gia. Việc bố trí vốn phải căn cứ vào tính cấp thiết, quy mô, khối lượng công việc phải làm cho từng công trình để bố trí cho hợp lý.
Cần tập trung vào địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm và chỉ phân giao cụ thể khi xác định rõ được tiêu chí và định mức; trong quá trình phân bổ sử dụng hạn chế tối đa các khoản chi trùng nhau trong chương trình mục tiêu quốc gia; đối với chương trình, mục tiêu quá rộng cần xác định tập trung nội dung, mục tiêu chính, các mục tiêu còn lại sẽ bố trí sau..., ông Nguyễn Đức Kiên đề nghị như vậy./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)