Hiện nay, thời tiết đang ở thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh thất thường, cơ thể trẻ lại chưa thích ứng kịp thời. Nhiều trẻ bị ho, sốt, viêm họng khiến không ít phụ huynh bồn chồn lo lắng.
Dạo quanh một vòng khoa nhi của các Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn những ngày thời tiết thay đổi lượng bệnh nhân nhi nhập viện tăng, có ngày cao điểm tăng từ 1,5 đến 2 lần.
50% trẻ nhỏ nhiễm bệnh về hô hấp
Bác sỹ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay một ngày khoa Khám bệnh của Bệnh viện này tiếp nhận trung bình khoảng 2.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với những ngày chuẩn bị có sự thay đổi thời tiết thì lượng bệnh nhân nhi đến khám tăng đáng kể.
Chẳng hạn như vào ngày thứ Hai tuần vừa qua - ngày trước của một đợt gió mùa, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000 bệnh nhân, gấp 1,5 lần so với những ngày bình thường.
Chị Quỳnh Anh (Ba Đình, Hà Nội) đưa con gái 7 tuổi đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương bồn chồn khi kháu bị viêm họng đã gần một tuần nay mà vẫn chưa dứt.
Ba hôm nay cháu lại bị nặng hơn với các triệu chứng đau họng, nước mũi chảy ròng ròng, khó thở. Đặc biệt cháu còn bị sốt tới 39 độ.
Còn đối với chị Nguyễn Thị Liên ở Thái Bình thì gian nan hơn, chị đưa con mới hơn 1 tuổi đến bệnh viện khám đã là lần thứ hai trong tháng. Cháu Minh sốt viêm họng 10 ngày trước đó, ra viện 5 ngày, cháu lại bị viêm họng và sốt và phải nhập viện trở lại.
Rất nhiều phụ huynh khác cũng phải đối mặt với tình trạng trẻ bị bệnh thường xuyên khi thay đổi thời tiết, và nhiều người trong số họ chọn cách chữa trị tại nhà.
Thời tiết - Thủ phạm gây bệnh ở trẻ
Bác sỹ Nhuận cho hay, trong những ngày có sự chuyển đổi nóng lạnh thất thường, bệnh nhi chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp. Đa phần các cháu đến viện đều có những triệu chứng về tai mũi họng, ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi, có số ít bị nặng hơn là viêm phổi.
Nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ bị bệnh về đường hô hấp là do thời tiết thay đổi, khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn. Hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu đang từ nóng chuyển sang lạnh cũng như ô nhiễm môi trường trong không khí như bụi. Khí hậu nóng ẩm thất thường dồn lại bức gây khó chịu, vì vậy trẻ em quấy khóc và nhập viện nhiều.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các cháu đến bệnh viện khám mắc bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ nhiều, khoảng 40-50%. Trong đó các bệnh nhân nhi dưới 3 tuổi thường mắc các bệnh này chiếm tỷ lệ cao, nhất là tầm dưới 2 tuổi.
Bác sỹ Nhuận đánh giá, có đến 80% bệnh nhân không cần phải đến đây khám bệnh. Nhiều khi người nhà của bệnh nhân lo lắng thái quá, thấy con chỉ hơi ho, hơi sốt hay tiêu chảy là ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
Khi trẻ có biểu hiện bị ho, cha mẹ các cháu cũng không cần quá lo lắng. Ho thực chất là một phản xạ có lợi của cơ thể nhằm đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra khỏi đường hô hấp. Trường hợp có cháu ho quá nhiều, ho dai dẳng, làm cơ thể gầy sút, không ăn được thì cha mẹ mới cần đưa trẻ đi khám để được điều trị.
Không nên cắt amidan
Nhiều trường hợp phụ huynh thấy con thường xuyên bị viêm họng, viêm amidan nghĩ ngay đến chuyện "cắt nó đi."
Trao đổi về vấn đề này, bác sỹ Nhuận giải thích không phải cứ viêm amidan là thành bệnh. Việc amidan của trẻ bị sưng đỏ không đáng lo ngại quá. Bởi có trẻ chỉ cần uống nước có ga là amidan đã đỏ lên, ăn kem lạnh vào cũng đỏ lên. Nhưng cái viêm này là viêm vô khuẩn, cần dùng thuốc hay không thì người nhà cần đến bác sỹ để tư vấn.
Hai cái amidan là hai tuyến cực kỳ quan trọng bảo vệ các bộ phận khác trong cơ thể, do họng là hở ra bên ngoài, đường hô hấp cũng là mở, đường tiêu hóa cũng là mở. Trong khi mũi hít thở khí từ trong lành cho tới ô nhiễm, miệng ăn nhiều loại thức ăn… nên khi amidan bị viêm và sưng là nó đang phản ứng, chống lại, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập xuống các bộ phận quan trọng như bụng là phổi, tim và đường ruột. Vì vậy, nếu cứ cắt bỏ amidan khi nó mới hơi bị viêm tức là ta đã cắt đi một hệ thống bảo vệ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Việc cắt amidan không phải là giải pháp tốt nhất, khi cắt cần phải có chỉ định của bác sỹ. Khi nó phồng to quá, viêm nhiều quá, sưng to quá gây chèn ép khó thở khiến trẻ đêm khò khè không ngủ được, ho hoặc là gầy sút cân không lớn được thì người nhà bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để cắt.
Bệnh viêm tai mũi họng được các bác sỹ nhận định là bệnh thường xuyên, khi nào lớn sức đề kháng của trẻ tốt hơn thì sẽ hết.
Theo bác sỹ Nhuận, hiện các bệnh liên quan đến thời tiết rất khó để phòng tránh vì bệnh phát sinh hoàn toàn do yếu tố khách quan.
Để phòng bệnh về đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa, bác sỹ khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, hít thở không khí trong lành, quàng khăn giữ ấm vùng cổ cho trẻ. Cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh./.
Dạo quanh một vòng khoa nhi của các Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn những ngày thời tiết thay đổi lượng bệnh nhân nhi nhập viện tăng, có ngày cao điểm tăng từ 1,5 đến 2 lần.
50% trẻ nhỏ nhiễm bệnh về hô hấp
Bác sỹ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay một ngày khoa Khám bệnh của Bệnh viện này tiếp nhận trung bình khoảng 2.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với những ngày chuẩn bị có sự thay đổi thời tiết thì lượng bệnh nhân nhi đến khám tăng đáng kể.
Chẳng hạn như vào ngày thứ Hai tuần vừa qua - ngày trước của một đợt gió mùa, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000 bệnh nhân, gấp 1,5 lần so với những ngày bình thường.
Chị Quỳnh Anh (Ba Đình, Hà Nội) đưa con gái 7 tuổi đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương bồn chồn khi kháu bị viêm họng đã gần một tuần nay mà vẫn chưa dứt.
Ba hôm nay cháu lại bị nặng hơn với các triệu chứng đau họng, nước mũi chảy ròng ròng, khó thở. Đặc biệt cháu còn bị sốt tới 39 độ.
Còn đối với chị Nguyễn Thị Liên ở Thái Bình thì gian nan hơn, chị đưa con mới hơn 1 tuổi đến bệnh viện khám đã là lần thứ hai trong tháng. Cháu Minh sốt viêm họng 10 ngày trước đó, ra viện 5 ngày, cháu lại bị viêm họng và sốt và phải nhập viện trở lại.
Rất nhiều phụ huynh khác cũng phải đối mặt với tình trạng trẻ bị bệnh thường xuyên khi thay đổi thời tiết, và nhiều người trong số họ chọn cách chữa trị tại nhà.
Thời tiết - Thủ phạm gây bệnh ở trẻ
Bác sỹ Nhuận cho hay, trong những ngày có sự chuyển đổi nóng lạnh thất thường, bệnh nhi chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp. Đa phần các cháu đến viện đều có những triệu chứng về tai mũi họng, ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi, có số ít bị nặng hơn là viêm phổi.
Nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ bị bệnh về đường hô hấp là do thời tiết thay đổi, khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn. Hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu đang từ nóng chuyển sang lạnh cũng như ô nhiễm môi trường trong không khí như bụi. Khí hậu nóng ẩm thất thường dồn lại bức gây khó chịu, vì vậy trẻ em quấy khóc và nhập viện nhiều.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các cháu đến bệnh viện khám mắc bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ nhiều, khoảng 40-50%. Trong đó các bệnh nhân nhi dưới 3 tuổi thường mắc các bệnh này chiếm tỷ lệ cao, nhất là tầm dưới 2 tuổi.
Bác sỹ Nhuận đánh giá, có đến 80% bệnh nhân không cần phải đến đây khám bệnh. Nhiều khi người nhà của bệnh nhân lo lắng thái quá, thấy con chỉ hơi ho, hơi sốt hay tiêu chảy là ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
Khi trẻ có biểu hiện bị ho, cha mẹ các cháu cũng không cần quá lo lắng. Ho thực chất là một phản xạ có lợi của cơ thể nhằm đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra khỏi đường hô hấp. Trường hợp có cháu ho quá nhiều, ho dai dẳng, làm cơ thể gầy sút, không ăn được thì cha mẹ mới cần đưa trẻ đi khám để được điều trị.
Không nên cắt amidan
Nhiều trường hợp phụ huynh thấy con thường xuyên bị viêm họng, viêm amidan nghĩ ngay đến chuyện "cắt nó đi."
Trao đổi về vấn đề này, bác sỹ Nhuận giải thích không phải cứ viêm amidan là thành bệnh. Việc amidan của trẻ bị sưng đỏ không đáng lo ngại quá. Bởi có trẻ chỉ cần uống nước có ga là amidan đã đỏ lên, ăn kem lạnh vào cũng đỏ lên. Nhưng cái viêm này là viêm vô khuẩn, cần dùng thuốc hay không thì người nhà cần đến bác sỹ để tư vấn.
Hai cái amidan là hai tuyến cực kỳ quan trọng bảo vệ các bộ phận khác trong cơ thể, do họng là hở ra bên ngoài, đường hô hấp cũng là mở, đường tiêu hóa cũng là mở. Trong khi mũi hít thở khí từ trong lành cho tới ô nhiễm, miệng ăn nhiều loại thức ăn… nên khi amidan bị viêm và sưng là nó đang phản ứng, chống lại, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập xuống các bộ phận quan trọng như bụng là phổi, tim và đường ruột. Vì vậy, nếu cứ cắt bỏ amidan khi nó mới hơi bị viêm tức là ta đã cắt đi một hệ thống bảo vệ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Việc cắt amidan không phải là giải pháp tốt nhất, khi cắt cần phải có chỉ định của bác sỹ. Khi nó phồng to quá, viêm nhiều quá, sưng to quá gây chèn ép khó thở khiến trẻ đêm khò khè không ngủ được, ho hoặc là gầy sút cân không lớn được thì người nhà bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để cắt.
Bệnh viêm tai mũi họng được các bác sỹ nhận định là bệnh thường xuyên, khi nào lớn sức đề kháng của trẻ tốt hơn thì sẽ hết.
Theo bác sỹ Nhuận, hiện các bệnh liên quan đến thời tiết rất khó để phòng tránh vì bệnh phát sinh hoàn toàn do yếu tố khách quan.
Để phòng bệnh về đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa, bác sỹ khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, hít thở không khí trong lành, quàng khăn giữ ấm vùng cổ cho trẻ. Cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh./.
Thùy Giang (Vietnam+)