Bệnh huyết áp cao làm tăng nguy cơ trở nặng ở người nhiễm Omicron

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp gây rủi ro cao nhất, làm gia tăng hơn 2 lần nguy cơ bệnh nhân phải nhập viện so với các bệnh nhân mắc COVID-19 khác.
Bệnh huyết áp cao làm tăng nguy cơ trở nặng ở người nhiễm Omicron ảnh 1Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Liege, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bệnh huyết áp cao làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở người nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, ngay cả khi đã được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng ngừa virus này.

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm bác sỹ tại Trung tâm y khoa Cedars-Sinai ở thành phố Los Angeles (Mỹ) và được công bố trên tạp chí Hypertension ngày 21/7.

Nhóm bác sỹ đã tiến hành nghiên cứu đối với 912 người mắc COVID-19 khi Omicron là biến thể phổ biến tại Mỹ.

Những bệnh nhân này đã được tiêm ít nhất 3 mũi vaccine mRNA của các hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, trong đó 145 người cần nhập viện để điều trị. 

Nguy cơ bệnh nhân COVID-19 trở nặng thường gia tăng do các yếu tố rủi ro như tuổi cao, bệnh nhân suy thận hoặc suy tim.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp gây rủi ro cao nhất, làm gia tăng hơn 2 lần nguy cơ bệnh nhân phải nhập viện so với các bệnh nhân mắc COVID-19 khác.

[Dịch COVID-19 làm tăng nguy cơ bị bệnh tắc động mạch phổi]

Ngay cả ở những người trẻ tuổi và khỏe mạnh, bệnh tăng huyết áp vẫn gây rủi ro đáng kể. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Susan Cheng cho biết các bác sỹ rất ngạc nhiên khi biết rằng nhiều bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện có huyết áp cao và không có những yếu tố rủi ro khác.

Bà Susan Cheng lưu ý: “Điều này là đáng lo ngại khi có gần 50% số người trưởng thành Mỹ bị huyết áp cao.”

Thông tin trên chưa được hội đồng chuyên môn kiểm duyệt và vẫn cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.