Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới và đây là một gánh nặng khá lớn. Việc vi khuẩn lao kháng thuốc đang trở thành một thách thức lớn nhất trong điều trị bệnh này.
Nói về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tiến sỹ Shin Young-Soo - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nếu không giải quyết căn bệnh lao đa kháng thuốc, chúng sẽ trở thành hình thái bệnh không thể cứu chữa.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương về các biện pháp phòng và chống bệnh lao tại Việt Nam.
- Chương trình phòng chống lao là một trong những chương trình được triển khai sớm nhất tại Việt Nam, từ những năm 56, 57 của thế kỷ trước và đến nay bệnh lao vẫn là một trong những bệnh trọng điểm và khó kiểm soát mặc dù đã có vắc-xin và thuốc điều trị bệnh này. Ông lý giải về vấn đề này như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Chương trình phòng chống lao của chúng là đã được triển khai rất sớm và có những thời điểm đã từng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và bệnh lao đã có thuốc điều trị cấp miễn phí cho người dân, đã có vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em nhưng nó vẫn là một bệnh khó kiểm soát.
Nguyên nhân là do bệnh lao không có miễn dịch vĩnh viễn như các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sởi, bạch hầu, ho gà. Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh này chỉ có tính tạm thời bảo vệ cho trẻ em giảm tầng suất, khả năng bệnh nặng, chứ không bảo vệ trẻ em mắc bệnh.
Thứ hai bệnh lao lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hơn tất cả các bệnh khác, bởi bệnh được lây qua đường hô hấp. Chúng ta không biết người tiếp xúc với chúng ta có bị lao hay không, vì vậy không đề phòng được. Một người bị lao sẽ lây cho 10-15 người khác trong một năm, cứ như thế những người bị lây cứ theo cấp số nhân lên, vì vậy chúng ta khó kiểm soát được bệnh này.
Thứ ba là thuốc chống lao của chúng ta đã có nhưng rất lâu và đã rất cũ. Vì vậy, vi khuẩn lao đã quen, nhờn thuốc đó.
Thuốc điều trị lao được sản xuất ra cách đây 60 năm và đến nay vẫn không có sự khác biệt nào cả. Trên thế giới và cả Việt Nam hiện chưa đưa ra được thuốc chống lao mới, và chúng ta vẫn dùng vũ khí cũ để đánh lại những con vi khuẩn lao khôn ngoan hơn. Do vậy, bệnh lao càng trở nên khó kiểm soát.
Nguyên nhân thứ tư là do bệnh phải điều trị dài ngày, từ 6-8 tháng nên nhiều người bệnh không chờ đợi được lâu và bỏ. Vì thế nhiều người nhiễm lao điều trị bệnh chưa dứt điểm vì thế nguồn lây nó vẫn khó kiểm soát.
- Việt Nam được đánh giá là nước đối phó với các bệnh truyền nhiễm trên thế giới khá thành công. Ông có thể cho biết vậy tại sao đến thời điểm hiện nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước đứng thứ 12/22 quốc gia trọng điểm về bệnh lao trên toàn cầu?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư, triển khai chương trình rất tốt nhưng vẫn chưa giảm được bệnh nhân mắc lao.
Bệnh lao gắn liền với nghèo đói. Hơn nữa vì chúng ta nằm trong khu vực các nước đang phát triển, mà bệnh lao là một bệnh xã hội tập trung vào các nước chậm phát triển, đang phát triển và có thu nhập thấp nên chúng ta có số người mắc bệnh nhiều.
Việt Nam có 80 triệu dân, mỗi năm chúng ta xuất hiện thêm 200.000 bệnh nhân mắc lao mới. Số ấy cộng với số bệnh nhân lao cũ, vì vậy số lượng khá nhiều. Việt Nam chỉ thua hai quốc gia trong khu vực về số lượng bệnh nhân lao là Trung Quốc, Philippines.
Theo nhiều thống kê cho thấy, các nước trong khu vực châu Á chiếm tới 80% bệnh nhân lao, đặc biệt là khu vực Tây Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines chiếm 93% bệnh nhân lao của khu vực châu Á. Sự xếp hạng của thế giới căn cứ vào số lượng người mắc lao ở mỗi nước. Việt Nam có số lượng người mắc lao khá nhiều nên xếp ở vị trí 12.
- Hiện nay nhiều thống kê cho thấy ở Việt Nam mới sao chỉ phát hiện được 60% người mắc bệnh lao, còn 40% vẫn chưa phát hiện được. Theo ông nguyên nhân là do đâu?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Những năm qua, việc triển khai chương trình phòng chống lao rất tốt qua nhiều năm nhưng số người mắc vẫn tăng.
Tại sao lại như vậy? Chúng tôi đã triển khai một điều tra mang tính chất toàn quốc. Và cuộc điều tra này đã đưa ra một con số mà chúng ta phải ngạc nhiên rằng là chúng ta ước tính từ trước đến giờ thấp hơn so với thực tế 60%. Vì vậy, chúng ta chỉ biết được phần nổi của tảng băng đó thôi.
Cũng theo điều tra của chúng tôi thì có một cái lý do mà khiến ta phát hiện không hết đó là khoảng 1/3 người bệnh bị mắc lao mà không đi khám bệnh.
Bởi họ chủ quan, họ không coi đấy là bệnh lao. Họ tưởng đấy là ho sốt, mệt chỉ diễn ra ở những thời điểm nhất định, còn các thời điểm khác thì bình thường. Có trường hợp do tham công, tiếc việc hoặc là họ ngại một cái gì đó như nơi ở của họ xa cơ sở y tê hoặc phải chi phí y tế cao nên họ không đi khám bệnh. Cứ như thế, người bị bệnh chủ quan không đi khám.
Vấn đề thứ hai nữa là, chỉ có khoảng 1/5 số người bị lao thực sự đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Còn lại là đi mua thuốc tự uống hoặc đến các cơ sở y tế tư nhân chữa. Mà chữa ở cơ sở y tế tư thì chương trình chống lao không áp dụng ở đó. Ở đây, chỉ có những bệnh nhân đến những cơ sở y tế trong chương trình chống lao, ví dụ cơ sở y tế quận, huyện, các bệnh viên có khoa chống lao mà khám bệnh thì mới được đăng ký tham gia chương trình chống lao.
Như vậy, số mà chúng ta phát hiện được là số chúng ta quản lý được thông qua đăng ký tham gia chương trình chống lao còn lại là một số lượng lớn chúng ta không phát hiện được, không quản lý được và đang nằm ẩn trong cộng đồng (trong dân cư, trong y tế tư, tại nhà của người bệnh).
- Thưa ông, hiện nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội vẫn coi lao là một bệnh trong "tứ chứng nan y," cũng như lao chỉ xuất hiện ở nhóm các đối tượng sống trong các khu vực tập trung đông người như trại giam, đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV, những đối tượng lao động, nghèo khó chứ không phải ở những người có điều kiện sống ổn định. Ông chia sẻ ý kiến này như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Bệnh lao không phải là bệnh thông thường. Nó là bệnh lây, bệnh nguy hiểm không phải cho người bệnh mà còn cho cả cộng đồng. Tôi có thể khẳng định rằng chúng ta không coi bệnh lao là một trong những tứ chứng nan y nữa mà chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng bệnh lao là có thể chữa trị được. Điều này đã được chứng minh rõ ràng.
Hàng năm, chúng ta điều trị, chữa khỏi cho khoảng 90.000 bệnh nhân lao. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là việc chữa khỏi bệnh ở đây không phải là đã khỏi rồi thì không báo giờ mắc bệnh trở lại nữa.
Người chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm bệnh lại từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn xót lại trong người bệnh, đến một lúc nào đó, nó có thể sẽ hoạt động trở lại.
Từ vấn đề trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải ý thức được là bệnh lao không còn là bệnh nan y nữa nhưng bệnh lao cũng sẽ vẫn sẵn sàng quay trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vòng đời mỗi chúng ta.
- Có nhiều ý kiến cho rằng người bị bệnh lao không muốn cho người khác biết mình bị bệnh, do họ sợ sự kỳ thị. Ông đánh giá về vấn đề này ra sao?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Về mặt tâm lý, bệnh lao tạo lên một tâm lý xã hội nặng nề. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xóa bỏ được rào cản, kỳ thị giữa cộng đồng với người bệnh, và chính bản thân người bệnh cũng kỳ thị tách mình ra khỏi cộng đồng.
Tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề tâm lý này. Thực tế về mặt kinh tế, nều người bệnh có điều kiện sống khá giả thì vấn đề chi phí khám, chữa bệnh sẽ không quá nặng nề, nhưng về mặt tâm lý thì họ cũng giống như những đối tượng khác lại khá lo lắng, ngại để người khác biết mình mắc bệnh.
Với người bệnh lao, họ cần phải hiểu được hai vấn đề. Một là, quyền của họ được chữa bệnh bằng những hỗ trợ của nhà nước như thuốc chữa lao miễn phí, xét nghiệm theo dõi miễn phí và được bảo hiểm y tế chi trả những khoản phí chữa bệnh mà chương trình phòng chống lao quốc gia chưa thể chi trả được.
Hai là, họ cần nhận thức được trách nhiệm của họ là phải chữa khỏi bệnh để không làm lây bệnh sang những người thân trong gia đình và cộng đồng. Nếu họ không chữa bệnh, mà giấu bệnh đi thì người bệnh mất đi cả quyền lợi khám chữa bệnh lẫn không làm tròn trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
Từ đây, vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần phải làm sao giảm bớt đi những kỳ thị về bệnh lao như trên, thì chúng ta mới có thể chung tay phòng, chống bệnh lao được. Lúc này, vai trò của cộng đồng, xã hội trong phòng, chống lao là rất cần thiết.
- Như vậy, 1/3 người mắc bệnh lao vẫn đứng ngoài vòng kiểm soát. Và họ tiềm ẩn nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Vậy theo ông, chương trình phòng chống lao quốc giai giai đoạn 2012-2015 đã đặt vấn đề này ưu tiên với những giải pháp cụ thể như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Chúng tôi đã ý thức được đây là lỗ hổng mà chúng ta phải khắc phục. Mặc dù chương trình phòng chống lao có phủ đến 63 tỉnh, thành phố nhưng đó là chỉ là về mặt hành chính. Còn thực tế nơi tiếp cận phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân chưa bao phủ hết.
Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất sắp tới của Chiến lược phòng chống lao không chỉ triển khai trong hệ thống của chương trình mà còn triển khai ra các bệnh viên đa khoa ngoài chương trình.
Vấn đề thứ hai là chúng ta khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác chống lao. Họ cũng khám bệnh và nghi nếu có bệnh nhân mắc lao thì sẽ chuyển đến cơ sở chữa lao. Cho nên, làm sao phải có giải pháp là chúng ta phải kết hợp giữa hoạt động của các cơ sở y tế chuyên khoa và y tế đa khoa, giữa y tế công với y tế tư, và tuyên truyền với người bệnh là có bệnh phải đi khám. Có như thế, chúng ta mới có thể kéo cái tảng băng chìm đó lên.
Vấn đề thứ ba nữa là chúng tôi triển khai chương trình chống lao không chỉ dừng lại ở cộng đồng nữa mà còn thực hiện ở những khu tập trung đông người như trại giam. Những khu này một mặt tập trung đông người, mặt khác tỷ lệ mắc lao trong nhóm người ở các khu vực này cũng rất cao.
Nếu chúng ta quản lý được, phát hiện được bệnh lao trong nhóm người này thì sẽ nâng con số phát hiện người mắc bệnh lao lên rất nhiều. Qua đó, đảm bảo an toàn từ khu vực cộng đồng đến khu vực tập trung đông người đều được kiểm soát lao.
Xin cảm ơn ông!
Nói về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tiến sỹ Shin Young-Soo - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nếu không giải quyết căn bệnh lao đa kháng thuốc, chúng sẽ trở thành hình thái bệnh không thể cứu chữa.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương về các biện pháp phòng và chống bệnh lao tại Việt Nam.
- Chương trình phòng chống lao là một trong những chương trình được triển khai sớm nhất tại Việt Nam, từ những năm 56, 57 của thế kỷ trước và đến nay bệnh lao vẫn là một trong những bệnh trọng điểm và khó kiểm soát mặc dù đã có vắc-xin và thuốc điều trị bệnh này. Ông lý giải về vấn đề này như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Chương trình phòng chống lao của chúng là đã được triển khai rất sớm và có những thời điểm đã từng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và bệnh lao đã có thuốc điều trị cấp miễn phí cho người dân, đã có vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em nhưng nó vẫn là một bệnh khó kiểm soát.
Nguyên nhân là do bệnh lao không có miễn dịch vĩnh viễn như các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sởi, bạch hầu, ho gà. Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh này chỉ có tính tạm thời bảo vệ cho trẻ em giảm tầng suất, khả năng bệnh nặng, chứ không bảo vệ trẻ em mắc bệnh.
Thứ hai bệnh lao lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hơn tất cả các bệnh khác, bởi bệnh được lây qua đường hô hấp. Chúng ta không biết người tiếp xúc với chúng ta có bị lao hay không, vì vậy không đề phòng được. Một người bị lao sẽ lây cho 10-15 người khác trong một năm, cứ như thế những người bị lây cứ theo cấp số nhân lên, vì vậy chúng ta khó kiểm soát được bệnh này.
Thứ ba là thuốc chống lao của chúng ta đã có nhưng rất lâu và đã rất cũ. Vì vậy, vi khuẩn lao đã quen, nhờn thuốc đó.
Thuốc điều trị lao được sản xuất ra cách đây 60 năm và đến nay vẫn không có sự khác biệt nào cả. Trên thế giới và cả Việt Nam hiện chưa đưa ra được thuốc chống lao mới, và chúng ta vẫn dùng vũ khí cũ để đánh lại những con vi khuẩn lao khôn ngoan hơn. Do vậy, bệnh lao càng trở nên khó kiểm soát.
Nguyên nhân thứ tư là do bệnh phải điều trị dài ngày, từ 6-8 tháng nên nhiều người bệnh không chờ đợi được lâu và bỏ. Vì thế nhiều người nhiễm lao điều trị bệnh chưa dứt điểm vì thế nguồn lây nó vẫn khó kiểm soát.
- Việt Nam được đánh giá là nước đối phó với các bệnh truyền nhiễm trên thế giới khá thành công. Ông có thể cho biết vậy tại sao đến thời điểm hiện nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước đứng thứ 12/22 quốc gia trọng điểm về bệnh lao trên toàn cầu?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư, triển khai chương trình rất tốt nhưng vẫn chưa giảm được bệnh nhân mắc lao.
Bệnh lao gắn liền với nghèo đói. Hơn nữa vì chúng ta nằm trong khu vực các nước đang phát triển, mà bệnh lao là một bệnh xã hội tập trung vào các nước chậm phát triển, đang phát triển và có thu nhập thấp nên chúng ta có số người mắc bệnh nhiều.
Việt Nam có 80 triệu dân, mỗi năm chúng ta xuất hiện thêm 200.000 bệnh nhân mắc lao mới. Số ấy cộng với số bệnh nhân lao cũ, vì vậy số lượng khá nhiều. Việt Nam chỉ thua hai quốc gia trong khu vực về số lượng bệnh nhân lao là Trung Quốc, Philippines.
Theo nhiều thống kê cho thấy, các nước trong khu vực châu Á chiếm tới 80% bệnh nhân lao, đặc biệt là khu vực Tây Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines chiếm 93% bệnh nhân lao của khu vực châu Á. Sự xếp hạng của thế giới căn cứ vào số lượng người mắc lao ở mỗi nước. Việt Nam có số lượng người mắc lao khá nhiều nên xếp ở vị trí 12.
- Hiện nay nhiều thống kê cho thấy ở Việt Nam mới sao chỉ phát hiện được 60% người mắc bệnh lao, còn 40% vẫn chưa phát hiện được. Theo ông nguyên nhân là do đâu?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Những năm qua, việc triển khai chương trình phòng chống lao rất tốt qua nhiều năm nhưng số người mắc vẫn tăng.
Tại sao lại như vậy? Chúng tôi đã triển khai một điều tra mang tính chất toàn quốc. Và cuộc điều tra này đã đưa ra một con số mà chúng ta phải ngạc nhiên rằng là chúng ta ước tính từ trước đến giờ thấp hơn so với thực tế 60%. Vì vậy, chúng ta chỉ biết được phần nổi của tảng băng đó thôi.
Cũng theo điều tra của chúng tôi thì có một cái lý do mà khiến ta phát hiện không hết đó là khoảng 1/3 người bệnh bị mắc lao mà không đi khám bệnh.
Bởi họ chủ quan, họ không coi đấy là bệnh lao. Họ tưởng đấy là ho sốt, mệt chỉ diễn ra ở những thời điểm nhất định, còn các thời điểm khác thì bình thường. Có trường hợp do tham công, tiếc việc hoặc là họ ngại một cái gì đó như nơi ở của họ xa cơ sở y tê hoặc phải chi phí y tế cao nên họ không đi khám bệnh. Cứ như thế, người bị bệnh chủ quan không đi khám.
Vấn đề thứ hai nữa là, chỉ có khoảng 1/5 số người bị lao thực sự đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Còn lại là đi mua thuốc tự uống hoặc đến các cơ sở y tế tư nhân chữa. Mà chữa ở cơ sở y tế tư thì chương trình chống lao không áp dụng ở đó. Ở đây, chỉ có những bệnh nhân đến những cơ sở y tế trong chương trình chống lao, ví dụ cơ sở y tế quận, huyện, các bệnh viên có khoa chống lao mà khám bệnh thì mới được đăng ký tham gia chương trình chống lao.
Như vậy, số mà chúng ta phát hiện được là số chúng ta quản lý được thông qua đăng ký tham gia chương trình chống lao còn lại là một số lượng lớn chúng ta không phát hiện được, không quản lý được và đang nằm ẩn trong cộng đồng (trong dân cư, trong y tế tư, tại nhà của người bệnh).
- Thưa ông, hiện nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội vẫn coi lao là một bệnh trong "tứ chứng nan y," cũng như lao chỉ xuất hiện ở nhóm các đối tượng sống trong các khu vực tập trung đông người như trại giam, đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV, những đối tượng lao động, nghèo khó chứ không phải ở những người có điều kiện sống ổn định. Ông chia sẻ ý kiến này như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Bệnh lao không phải là bệnh thông thường. Nó là bệnh lây, bệnh nguy hiểm không phải cho người bệnh mà còn cho cả cộng đồng. Tôi có thể khẳng định rằng chúng ta không coi bệnh lao là một trong những tứ chứng nan y nữa mà chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng bệnh lao là có thể chữa trị được. Điều này đã được chứng minh rõ ràng.
Hàng năm, chúng ta điều trị, chữa khỏi cho khoảng 90.000 bệnh nhân lao. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là việc chữa khỏi bệnh ở đây không phải là đã khỏi rồi thì không báo giờ mắc bệnh trở lại nữa.
Người chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm bệnh lại từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn xót lại trong người bệnh, đến một lúc nào đó, nó có thể sẽ hoạt động trở lại.
Từ vấn đề trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải ý thức được là bệnh lao không còn là bệnh nan y nữa nhưng bệnh lao cũng sẽ vẫn sẵn sàng quay trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vòng đời mỗi chúng ta.
- Có nhiều ý kiến cho rằng người bị bệnh lao không muốn cho người khác biết mình bị bệnh, do họ sợ sự kỳ thị. Ông đánh giá về vấn đề này ra sao?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Về mặt tâm lý, bệnh lao tạo lên một tâm lý xã hội nặng nề. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xóa bỏ được rào cản, kỳ thị giữa cộng đồng với người bệnh, và chính bản thân người bệnh cũng kỳ thị tách mình ra khỏi cộng đồng.
Tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề tâm lý này. Thực tế về mặt kinh tế, nều người bệnh có điều kiện sống khá giả thì vấn đề chi phí khám, chữa bệnh sẽ không quá nặng nề, nhưng về mặt tâm lý thì họ cũng giống như những đối tượng khác lại khá lo lắng, ngại để người khác biết mình mắc bệnh.
Với người bệnh lao, họ cần phải hiểu được hai vấn đề. Một là, quyền của họ được chữa bệnh bằng những hỗ trợ của nhà nước như thuốc chữa lao miễn phí, xét nghiệm theo dõi miễn phí và được bảo hiểm y tế chi trả những khoản phí chữa bệnh mà chương trình phòng chống lao quốc gia chưa thể chi trả được.
Hai là, họ cần nhận thức được trách nhiệm của họ là phải chữa khỏi bệnh để không làm lây bệnh sang những người thân trong gia đình và cộng đồng. Nếu họ không chữa bệnh, mà giấu bệnh đi thì người bệnh mất đi cả quyền lợi khám chữa bệnh lẫn không làm tròn trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
Từ đây, vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần phải làm sao giảm bớt đi những kỳ thị về bệnh lao như trên, thì chúng ta mới có thể chung tay phòng, chống bệnh lao được. Lúc này, vai trò của cộng đồng, xã hội trong phòng, chống lao là rất cần thiết.
- Như vậy, 1/3 người mắc bệnh lao vẫn đứng ngoài vòng kiểm soát. Và họ tiềm ẩn nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Vậy theo ông, chương trình phòng chống lao quốc giai giai đoạn 2012-2015 đã đặt vấn đề này ưu tiên với những giải pháp cụ thể như thế nào?
Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Ngọc Sỹ: Chúng tôi đã ý thức được đây là lỗ hổng mà chúng ta phải khắc phục. Mặc dù chương trình phòng chống lao có phủ đến 63 tỉnh, thành phố nhưng đó là chỉ là về mặt hành chính. Còn thực tế nơi tiếp cận phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân chưa bao phủ hết.
Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất sắp tới của Chiến lược phòng chống lao không chỉ triển khai trong hệ thống của chương trình mà còn triển khai ra các bệnh viên đa khoa ngoài chương trình.
Vấn đề thứ hai là chúng ta khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác chống lao. Họ cũng khám bệnh và nghi nếu có bệnh nhân mắc lao thì sẽ chuyển đến cơ sở chữa lao. Cho nên, làm sao phải có giải pháp là chúng ta phải kết hợp giữa hoạt động của các cơ sở y tế chuyên khoa và y tế đa khoa, giữa y tế công với y tế tư, và tuyên truyền với người bệnh là có bệnh phải đi khám. Có như thế, chúng ta mới có thể kéo cái tảng băng chìm đó lên.
Vấn đề thứ ba nữa là chúng tôi triển khai chương trình chống lao không chỉ dừng lại ở cộng đồng nữa mà còn thực hiện ở những khu tập trung đông người như trại giam. Những khu này một mặt tập trung đông người, mặt khác tỷ lệ mắc lao trong nhóm người ở các khu vực này cũng rất cao.
Nếu chúng ta quản lý được, phát hiện được bệnh lao trong nhóm người này thì sẽ nâng con số phát hiện người mắc bệnh lao lên rất nhiều. Qua đó, đảm bảo an toàn từ khu vực cộng đồng đến khu vực tập trung đông người đều được kiểm soát lao.
Xin cảm ơn ông!
Thùy Giang (Vietnam+)