Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuy mới bắt đầu mùa mưa nhưng bệnh tay chân miệng đã diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị tăng rất nhanh so với cùng kỳ năm 2010.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đã tiếp nhận 130 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng để điều trị và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Trong đó, 64 ca bệnh đến từ nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liệu và Cà Mau.
So với cùng kỳ năm 2010, số lượng bệnh nhân các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tăng hơn 9,2%. Riêng số bệnh nhi ở Cần Thơ tăng 20%.
Theo bác sỹ Phạm Thị Chinh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, năm nay số lượng bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại Cần Thơ và một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không những tăng mà còn biểu hiện bệnh phức tạp.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện giật mình, chới với, trẻ cũng bị sốt cao hơn và sốt kéo dài hơn so với diễn biến bệnh trước đây, có trường hợp bệnh nhân sốt kéo dài cả tuần.
Bác sỹ Chinh khuyến cáo, khi phát hiện trẻ bị sốt kéo dài hơn hai ngày, kèm theo có nổi bóng nước ở trong miệng, tay, chân, mông lập tức đưa đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tình trở nặng. Hiện bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc biệt, cũng như chưa có vắcxin phòng bệnh. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng và nguy cơ đe dọa đến tính mạng rất cao.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh có nguy cơ lây lan, để công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng có hiệu quả, ngành y tế các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trên toàn địa bàn, rà soát khoanh vùng, vệ sinh môi trường, phun thuốc sát khuẩn, tuyên truyền người dân ý thức phòng ngừa... để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng./.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đã tiếp nhận 130 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng để điều trị và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Trong đó, 64 ca bệnh đến từ nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liệu và Cà Mau.
So với cùng kỳ năm 2010, số lượng bệnh nhân các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tăng hơn 9,2%. Riêng số bệnh nhi ở Cần Thơ tăng 20%.
Theo bác sỹ Phạm Thị Chinh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, năm nay số lượng bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại Cần Thơ và một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không những tăng mà còn biểu hiện bệnh phức tạp.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện giật mình, chới với, trẻ cũng bị sốt cao hơn và sốt kéo dài hơn so với diễn biến bệnh trước đây, có trường hợp bệnh nhân sốt kéo dài cả tuần.
Bác sỹ Chinh khuyến cáo, khi phát hiện trẻ bị sốt kéo dài hơn hai ngày, kèm theo có nổi bóng nước ở trong miệng, tay, chân, mông lập tức đưa đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tình trở nặng. Hiện bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc biệt, cũng như chưa có vắcxin phòng bệnh. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng và nguy cơ đe dọa đến tính mạng rất cao.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh có nguy cơ lây lan, để công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng có hiệu quả, ngành y tế các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trên toàn địa bàn, rà soát khoanh vùng, vệ sinh môi trường, phun thuốc sát khuẩn, tuyên truyền người dân ý thức phòng ngừa... để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng./.
Thanh Sang (TTXVN/Vietnam+)