Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo béo phì và suy dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới và thông báo với chính phủ các nước rằng việc đầu tư để đảm bảo nguồn cung lương thực-thực phẩm sẽ mang lại các thành tựu kinh tế và xã hội lớn lao.
Theo FAO, năng suất lao động sụt giảm và chi phí y tế leo thang liên quan đến vấn đề béo phì sẽ khiến kinh tế thế giới tiêu tốn khoảng 1.400 tỷ USD/năm. Cải thiện vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp tăng cao lợi nhuận "với tỷ lệ lợi ích trên chi phí ở mức xấp xỉ 13/1" trong bối cảnh khoảng 1,4 tỷ người trên thế giới đang ở trong tình trạng thừa cân và 1/3 số đó bị béo phì.
FAO nhấn mạnh rằng trong khi hiện có một số tiến bộ trong việc giảm bớt tình trạng tỷ lệ người dân thiếu ăn trên thế giới, vấn đề cải thiện dinh dưỡng vẫn chỉ coi là ưu tiên thứ yếu đối với nhiều nước. Theo Giám đốc FAO Jose Graziano da Silva, các nước sẽ phải nỗ lực không gì khác hơn là xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng và các cộng đồng phát triển đang chú ý nhiều hơn đến vấn đề suy dinh dưỡng.
Trong báo cáo hàng năm, FAO cho hay 12,5% dân số thế giới - tương đương 868 triệu người dân - vẫn còn thiếu ăn, trong khi 26% số trẻ chậm phát triển do suy dinh dưỡng. Mức chi phí liên quan đến vấn đề thiếu ăn ước tính lên tới 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, tương đương 1.400-2.100 tỷ USD/năm.
FAO cho biết, tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tiếp tục làm giảm chất lượng sống và tuổi thọ của hàng triệu người, đồng thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì, như bệnh tim và tiểu đường, gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người khác. Chìa khóa để chống suy dinh dưỡng là chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và để thực hiện điều đó tất cả các nước phải bắt đầu bằng lương thực, thực phẩm và nông nghiệp.
Báo cáo của FAO đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó có sử dụng các chính sách phát triển nông nghiệp thích hợp; đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu để tăng năng suất; hạn chế tình trạng thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, hiện tăng lên mức 1/3 tổng số lương thực được sản xuất cho người tiêu dùng hàng năm; giúp người tiêu dùng lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để có dinh dưỡng tốt hơn thông qua giáo dục và cung cấp thông tin; bảo đảm chế độ cung cấp lương thực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà mẹ và trẻ em.
Theo báo cáo của FAO, xây dựng các hệ thống lương thực, thực phẩm tăng chất dinh dưỡng là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ và sự lãnh đạo ở cấp cao nhất, các mối quan hệ đối tác rộng rãi và các biện pháp phối hợp với các ngành quan trọng khác như y tế và giáo dục.
Ngoài ra, FAO cũng đưa ra một số dự án khả thi nhằm tăng các chất dinh dưỡng như phát triển các khu vườn gia đình ở Tây Phi; khuyến khích gieo trồng các loại rau và các hệ thống chăn nuôi gia súc cùng với các hoạt động tạo thêm thu nhập ở một số nước châu Á; đẩy mạnh mối quan hệ đối tác công-tư để làm giàu các sản phẩm như sữa chua hoặc dầu ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng./.
Theo FAO, năng suất lao động sụt giảm và chi phí y tế leo thang liên quan đến vấn đề béo phì sẽ khiến kinh tế thế giới tiêu tốn khoảng 1.400 tỷ USD/năm. Cải thiện vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp tăng cao lợi nhuận "với tỷ lệ lợi ích trên chi phí ở mức xấp xỉ 13/1" trong bối cảnh khoảng 1,4 tỷ người trên thế giới đang ở trong tình trạng thừa cân và 1/3 số đó bị béo phì.
FAO nhấn mạnh rằng trong khi hiện có một số tiến bộ trong việc giảm bớt tình trạng tỷ lệ người dân thiếu ăn trên thế giới, vấn đề cải thiện dinh dưỡng vẫn chỉ coi là ưu tiên thứ yếu đối với nhiều nước. Theo Giám đốc FAO Jose Graziano da Silva, các nước sẽ phải nỗ lực không gì khác hơn là xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng và các cộng đồng phát triển đang chú ý nhiều hơn đến vấn đề suy dinh dưỡng.
Trong báo cáo hàng năm, FAO cho hay 12,5% dân số thế giới - tương đương 868 triệu người dân - vẫn còn thiếu ăn, trong khi 26% số trẻ chậm phát triển do suy dinh dưỡng. Mức chi phí liên quan đến vấn đề thiếu ăn ước tính lên tới 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, tương đương 1.400-2.100 tỷ USD/năm.
FAO cho biết, tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tiếp tục làm giảm chất lượng sống và tuổi thọ của hàng triệu người, đồng thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì, như bệnh tim và tiểu đường, gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người khác. Chìa khóa để chống suy dinh dưỡng là chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và để thực hiện điều đó tất cả các nước phải bắt đầu bằng lương thực, thực phẩm và nông nghiệp.
Báo cáo của FAO đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó có sử dụng các chính sách phát triển nông nghiệp thích hợp; đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu để tăng năng suất; hạn chế tình trạng thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, hiện tăng lên mức 1/3 tổng số lương thực được sản xuất cho người tiêu dùng hàng năm; giúp người tiêu dùng lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để có dinh dưỡng tốt hơn thông qua giáo dục và cung cấp thông tin; bảo đảm chế độ cung cấp lương thực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà mẹ và trẻ em.
Theo báo cáo của FAO, xây dựng các hệ thống lương thực, thực phẩm tăng chất dinh dưỡng là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ và sự lãnh đạo ở cấp cao nhất, các mối quan hệ đối tác rộng rãi và các biện pháp phối hợp với các ngành quan trọng khác như y tế và giáo dục.
Ngoài ra, FAO cũng đưa ra một số dự án khả thi nhằm tăng các chất dinh dưỡng như phát triển các khu vườn gia đình ở Tây Phi; khuyến khích gieo trồng các loại rau và các hệ thống chăn nuôi gia súc cùng với các hoạt động tạo thêm thu nhập ở một số nước châu Á; đẩy mạnh mối quan hệ đối tác công-tư để làm giàu các sản phẩm như sữa chua hoặc dầu ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng./.
Anh Quân (TTXVN)