Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, BIDV sẽ tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất tại Hà Nội vào ngày 8/3/2012.
Theo lịch trình, cổ đông sẽ thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV, bầu thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2017, thông qua định hướng chiến lược 5 năm giai đoạn 2012-2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2012, thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán cho năm 2012.
BIDV cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán, thông qua việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược...
Cuối năm 2011, BIDV đã IPO thành công hơn 84,7 triệu cổ phần (3% vốn điều lệ) với giá trung bình là 18.583 đồng/cổ phiếu.
Nằm trong kế hoạch cổ phần hóa, BIDV cũng đã xây dựng kế hoạch 5 năm (2012-2015). Cụ thể, năm 2012 BIDV đặt mục tiêu đạt tổng tài sản 506.567 tỷ đồng, tăng vốn chủ sở hữu lên 29.641 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 4.529 tỷ đồng (tăng 33,21% so với dự kiến năm 2011), các năm tiếp theo tăng trưởng lợi nhuận bình quân 20-22%/năm. Tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần qua các năm, đến 2015 chỉ còn 2,2%./.
Theo lịch trình, cổ đông sẽ thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV, bầu thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2017, thông qua định hướng chiến lược 5 năm giai đoạn 2012-2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2012, thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán cho năm 2012.
BIDV cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán, thông qua việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược...
Cuối năm 2011, BIDV đã IPO thành công hơn 84,7 triệu cổ phần (3% vốn điều lệ) với giá trung bình là 18.583 đồng/cổ phiếu.
Nằm trong kế hoạch cổ phần hóa, BIDV cũng đã xây dựng kế hoạch 5 năm (2012-2015). Cụ thể, năm 2012 BIDV đặt mục tiêu đạt tổng tài sản 506.567 tỷ đồng, tăng vốn chủ sở hữu lên 29.641 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 4.529 tỷ đồng (tăng 33,21% so với dự kiến năm 2011), các năm tiếp theo tăng trưởng lợi nhuận bình quân 20-22%/năm. Tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần qua các năm, đến 2015 chỉ còn 2,2%./.
Minh Thúy (Vietnam+)