Hàng trăm người Bulgaria ngày 10/3 đã xuống đường biểu tình trong ngày Chủ nhật thứ tư liên tiếp kể từ khi hoạt động này nổ ra, với yêu cầu chính phủ dừng kế hoạch bán công ty vận tải hàng hóa của ngành đường sắt quốc gia và tiến hành kiểm toán tất cả các thỏa thuận tư nhân hóa.
Khoảng 600 người biểu tình đã phong tỏa tất cả các tuyến đường sắt tại ga trung tâm ở thủ đô Sofia, trong khi hoạt động tương tự cũng diễn ra ở thành phố Varna bên bờ Biển Đen với sự tham gia của khoảng 1.000 người.
Chính phủ Bulgaria dự kiến tư nhân hóa công ty vận tải hàng hóa của ngành đường sắt quốc gia trong một hợp đồng ước tính 66,38 triệu USD. Tiền thu được sẽ dùng để trang trải những khoản nợ của ngành đường sắt và giúp ngành có được các khoản vay mới từ Ngân hàng thế giới (WB).
Tuy nhiên, những người phản đối lo ngại rằng vụ mua bán trên có thể dẫn tới tham nhũng và sa thải hàng loạt nhân viên. Họ kêu gọi Tổng thống Rosen Plevneliev thực hiện kiểm toán tất cả các vụ bán đấu giá kể từ hai thập niên trước.
Trong khi đó, hàng chục người biểu tình đã phong tỏa tuyến đường dẫn tới nước Hy Lạp láng giềng gần thành phố Blagoevgrad nhằm phản đối giá điện cao và các công ty độc quyền. Những cuộc biểu tình phản đối cũng được tổ chức tại ít nhất 15 thành phố khác.
Chính phủ sắp mãn nhiệm đã giảm giá điện trung bình 7% và bắt đầu quá trình rút giấy phép của công ty phân phối điện CEZ, tuy nhiên các biện pháp này cũng không làm dịu được sự bất bình của công chúng.
Những cuộc biểu tình đường phố đã làm sụp đổ chính phủ trung hữu của Thủ tướng Boiko Borisov hồi tháng Hai, khiến Bulgaria phải tổ chức cuộc bầu cử sớm, dự kiến vào giữa tháng 5 tới.
Với lương tháng trung bình chỉ 400 euro và lương hưu bằng nửa mức đó, người Bulgaria có mức sống thấp nhất Liên minh châu Âu (EU)./.
Khoảng 600 người biểu tình đã phong tỏa tất cả các tuyến đường sắt tại ga trung tâm ở thủ đô Sofia, trong khi hoạt động tương tự cũng diễn ra ở thành phố Varna bên bờ Biển Đen với sự tham gia của khoảng 1.000 người.
Chính phủ Bulgaria dự kiến tư nhân hóa công ty vận tải hàng hóa của ngành đường sắt quốc gia trong một hợp đồng ước tính 66,38 triệu USD. Tiền thu được sẽ dùng để trang trải những khoản nợ của ngành đường sắt và giúp ngành có được các khoản vay mới từ Ngân hàng thế giới (WB).
Tuy nhiên, những người phản đối lo ngại rằng vụ mua bán trên có thể dẫn tới tham nhũng và sa thải hàng loạt nhân viên. Họ kêu gọi Tổng thống Rosen Plevneliev thực hiện kiểm toán tất cả các vụ bán đấu giá kể từ hai thập niên trước.
Trong khi đó, hàng chục người biểu tình đã phong tỏa tuyến đường dẫn tới nước Hy Lạp láng giềng gần thành phố Blagoevgrad nhằm phản đối giá điện cao và các công ty độc quyền. Những cuộc biểu tình phản đối cũng được tổ chức tại ít nhất 15 thành phố khác.
Chính phủ sắp mãn nhiệm đã giảm giá điện trung bình 7% và bắt đầu quá trình rút giấy phép của công ty phân phối điện CEZ, tuy nhiên các biện pháp này cũng không làm dịu được sự bất bình của công chúng.
Những cuộc biểu tình đường phố đã làm sụp đổ chính phủ trung hữu của Thủ tướng Boiko Borisov hồi tháng Hai, khiến Bulgaria phải tổ chức cuộc bầu cử sớm, dự kiến vào giữa tháng 5 tới.
Với lương tháng trung bình chỉ 400 euro và lương hưu bằng nửa mức đó, người Bulgaria có mức sống thấp nhất Liên minh châu Âu (EU)./.
(TTXVN)