Làn sóng biểu tình gây bạo loạn bùng phát tại Senegal sau khi Hội đồng hiến pháp nước này hôm 27/1 cho phép Tổng thống đương nhiệm, ông Abdoulaye Wade - 85 tuổi, tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 26/2 tới.
Tư lệnh lực lượng cảnh sát Senegal Harona Sy cho biết các vụ biểu tình phản đối đã diễn ra rầm rộ tại thủ đô Dakar và nhiều khu vực lân cận trong tuần qua.
Người biểu tình đã đốt lốp xe, phá hoại nhiều ôtô và tấn công cảnh sát, buộc lực lượng an ninh phải dùng vòi rồng, bắn đạn hơi cay cùng nhiều hành động khác để duy trì an ninh và giải tán biểu tình. Một số người biểu tình đã thiệt mạng và nhiều người bị thương trong các vụ đụng độ, khiến làn sóng giận dữ trong dân chúng ngày càng tăng.
Tại khu vực Tây Phi, Senegal là quốc gia có lịch sử khá ổn định và chưa xảy ra bất kỳ cuộc đảo chính quân sự nào kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1960, thoát khỏi ách thuộc địa của Pháp. Ý định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Wade đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối tại quốc gia được cho là có nền dân chủ tương đối mạnh này.
Trước đó, Hội đồng hiến pháp Senegal đã sửa đổi Hiến pháp, theo đó quy định một tổng thống chỉ được điều hành đất nước tối đa hai nhiệm kỳ. Song, ông Wade cho rằng quy định này không có hiệu lực đối với hai nhiệm kỳ vừa qua của ông, do đó ông được quyền tranh cử hai nhiệm kỳ nữa kể từ năm 2012. Trong ngày 1/2, Chính phủ Senegal đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban khủng hoảng để bàn biện pháp đối phó với làn sóng biểu tình.
Trước các diễn biến bất ổn tại Senegal, Mỹ và Pháp đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Wade chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Senegal trước cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời kêu gọi các chính đảng và phe phái tại nước này kiềm chế các hành động bạo lực, tìm cách giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình./.
Tư lệnh lực lượng cảnh sát Senegal Harona Sy cho biết các vụ biểu tình phản đối đã diễn ra rầm rộ tại thủ đô Dakar và nhiều khu vực lân cận trong tuần qua.
Người biểu tình đã đốt lốp xe, phá hoại nhiều ôtô và tấn công cảnh sát, buộc lực lượng an ninh phải dùng vòi rồng, bắn đạn hơi cay cùng nhiều hành động khác để duy trì an ninh và giải tán biểu tình. Một số người biểu tình đã thiệt mạng và nhiều người bị thương trong các vụ đụng độ, khiến làn sóng giận dữ trong dân chúng ngày càng tăng.
Tại khu vực Tây Phi, Senegal là quốc gia có lịch sử khá ổn định và chưa xảy ra bất kỳ cuộc đảo chính quân sự nào kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1960, thoát khỏi ách thuộc địa của Pháp. Ý định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Wade đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối tại quốc gia được cho là có nền dân chủ tương đối mạnh này.
Trước đó, Hội đồng hiến pháp Senegal đã sửa đổi Hiến pháp, theo đó quy định một tổng thống chỉ được điều hành đất nước tối đa hai nhiệm kỳ. Song, ông Wade cho rằng quy định này không có hiệu lực đối với hai nhiệm kỳ vừa qua của ông, do đó ông được quyền tranh cử hai nhiệm kỳ nữa kể từ năm 2012. Trong ngày 1/2, Chính phủ Senegal đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban khủng hoảng để bàn biện pháp đối phó với làn sóng biểu tình.
Trước các diễn biến bất ổn tại Senegal, Mỹ và Pháp đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Wade chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Senegal trước cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời kêu gọi các chính đảng và phe phái tại nước này kiềm chế các hành động bạo lực, tìm cách giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình./.
(TTXVN/Vietnam+)